Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nữ doanh nhân tâm huyết với sâm Ngọc Linh

Kinhtedothi - Sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm (sâm dây) ở núi Ngọc Linh, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum chất lượng chẳng thua kém gì sâm Hàn Quốc nhưng lại rất ít người biết đến.

Với mong mỏi nâng tầm giá trị cho sâm Việt, doanh nhân Trần Thị Thu Hằng - Giám đốc Công ty CP XNK Nông sản thực phẩm Việt Nam (VAF) đã nhiều lần vào tận "thánh địa sâm" để khảo sát, liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm.
Thay đổi tư duy
Gặp nữ doanh nhân Trần Thị Thu Hằng vào một chiều giữa tháng 2, dù rất bận cho việc lên phương án xây dựng chu trình khép kín từ trồng, chế biến và quảng bá, tiêu thụ cho loại thảo dược quý này bà vẫn dành thời gian tiếp chúng tôi.
 Sản phẩm sâm Ngọc Linh trưng bày tại hội chợ nông sản thực phẩm tại Pháp, tháng 6/2018.
Theo bà Hằng, Sâm Ngọc Linh có chất giải độc, rất tốt cho sức khoẻ. Với đặc tính của thổ nhưỡng vùng đất nơi đây, nếu dùng nước tưới cho sâm sẽ thối ngay, còn cứ mưa xuống thoát đi, lớp bùn đất ở cây sẽ làm xốp đất lại rất phù hợp cho sự phát triển của sâm. Tuy nhiên, hiện bà con dân tộc đang sinh sống ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum lại chăm sóc theo cách tự nhiên nên củ sâm chưa đều và đẹp.
“Nếu trồng tự nhiên giá bán rất rẻ, sâm phía Bắc chỉ có 200.000 - 300.000 đồng/kg do chất lượng củ sâm công nghiệp khác nhau. Ngay tại TP Kon Tum, sâm bán trên vỉa hè rất nhiều nhưng không chứa chất dinh dưỡng gì cả” – nữ doanh nhân dẫn dụ. Nguyên nhân do sâm chưa có giá trị kinh tế, chất lượng, theo bà Hằng là do công tác tuyên truyền chưa được quan tâm.
Sâm hiện nay đa số chỉ ngâm rượu, gần đây có sản xuất nước sâm, xà phòng sâm từ công nghệ của Thái Lan. Song các mặt hàng này chưa được biết đến nhiều. "Nếu chúng ta đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ bây giờ phải ít nhất 2 - 3 năm nữa bà con dân tộc mới hiểu rõ được giá trị thực sự của sâm" - bà Hằng nói.
 Sản phẩm sâm Ngọc Linh trưng bày tại hội chợ nông sản thực phẩm tại Pháp, tháng 6/2018.
Chung tay với nông dân
Sau 2 lần đi thực tế tìm hiểu cách trồng, chế biến, quảng bá sâm tại Hàn Quốc, bà Hằng nhận thấy, sản phẩm sâm của Việt Nam chưa được đầu tư bài bản, công nghệ kỹ thuật trước và sau thu hoạch sâm chưa được quan tâm.
Trước khi thu hoạch, ở Hàn Quốc có chế độ dinh dưỡng cho cây, chất lượng tốt hơn có thể để ngoài 15 ngày, chưa kể hình thức sản phẩm sâm Hàn Quốc đều, đẹp hơn, Việt Nam chỉ chạy theo sản lượng, sâm mới nhú lên đã thu hoạch. Câu chuyện tại sao Hàn Quốc có thương hiệu về sâm, sản phẩm đa dạng là vì Chính phủ giao cho người dân trồng, còn Chính phủ bao tiêu sản phẩm, kết hợp với ngành du lịch để quảng bá thương hiệu. Trong khi sâm Việt Nam chạy theo tư duy "trồng thật nhiều bán thật nhanh", do đó về lâu dài rất cần sự chung tay từ Nhà nước, nhà khoa học, DN để thay đổi tư duy người dân.
Bà Hằng đang ấp ủ kế hoạch liên kết với người dân trồng sâm ở Măng Ri đưa ra sản phẩm có chất lượng cao tới người tiêu dùng. Bà Hằng cho biết, DN kết hợp với người trồng sâm sẽ tạo ra thương hiệu để người tiêu dùng nhận biết, thấy được giá trị của sâm Ngọc Linh, sâm dây. "Lúc đó, giá trị của sâm Ngọc Linh không chỉ vài trăm ngàn đồng/kg mà sẽ cao hơn nữa" - nữ doanh nhân tin tưởng.

Măng Ri nằm ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, là vùng đệm của núi Ngọc Linh và trở thành nơi rất thích hợp cho trồng cây sâm dây. Hiện, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kon Tum luôn theo sát, hướng dẫn, giúp đỡ bà con dân tộc sản xuất để duy trì loại thảo dược quý hiếm này.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn “chiêu hiền, đãi sĩ”

Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn “chiêu hiền, đãi sĩ”

23/12/2024 | 07:59

Kinhtedothi-9 năm hoạt động, Hiệp hội Doanh nhân tiêu biểu Hồng Lam do ông Nguyễn Trường Sơn làm Chủ tịch Hội đã vinh dự được nhận 3 Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và 1 Bằng khen của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Vì một Việt Nam thịnh vượng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc

Vì một Việt Nam thịnh vượng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc

16/12/2024 | 09:58

Kinhtedothi - Với slogan “Khoa học và Nghệ thuật vì Việt Nam thịnh vượng”, Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn ngày càng được nhiều nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa học trong nước và quốc tế biết đến. Slogan của giải thưởng “Khoa học và Nghệ thuật vì Việt Nam thịnh vượng” đang ngày càng lan tỏa.

Ông Mai Quang Hùng làm Chủ tịch Hội Doanh nhân họ Mai Hà Nội

Ông Mai Quang Hùng làm Chủ tịch Hội Doanh nhân họ Mai Hà Nội

10/11/2024 | 11:30

Kinhtedothi - Sáng 10/11, Đại hội đại biểu Hội Doanh nhân họ Mai Hà Nội lần thứ I đã được tổ chức thành công. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2024 - 2029; ông Mai Quang Hùng được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Doanh nhân họ Mai Hà Nội.

Nữ CEO 9X và khát khao đưa nông sản Ba Vì vươn ra thế giới

Nữ CEO 9X và khát khao đưa nông sản Ba Vì vươn ra thế giới

06/11/2024 | 23:02

Kinhtedothi - Khởi nghiệp từ con số 0, cũng chưa từng kinh qua bất cứ trường lớp kinh doanh nào, thế nhưng Phan Uyên - nữ CEO 9X của Công ty CP Sữa Con Bò Vàng Ba Vì (Cobova) (huyện Ba Vì, TP Hà Nội) đã và đang gây dựng cho mình một sự nghiệp đáng mơ ước.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ