Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nước dâng cao, bờ sông Hồng, sông Đà, sông Lô xảy ra sạt lở

Phú Thọ - Những ngày qua, mực nước ở sông Hồng, sông Đà, sông Lô đều dâng cao, chảy xiết, tình trạng sạt lở bờ sông đã bắt đầu xuất hiện.

 

Nhiều tuần qua, miền Bắc thường xuyên có mưa lớn, cộng với việc các hồ thủy điện liên tục xả lũ khiến mực nước tại các sông lên cao, chảy xiết.
Tại Phú Thọ, nơi hợp lưu của 3 con sông lớn là sông Hồng (sông Thao), sông Đà và sông Lô, khoảng 2 tháng trở lại đây, xuất hiện không ít vị trí sạt lở bờ sông, gây thiệt hại về tài sản cho người dân. Ảnh khu vực ngã ba sông tại TP Việt Trì.
Với sông Hồng, theo thông tin từ Công an tỉnh Phú Thọ ngày 15.8, quá trình kiểm tra cho thấy, vừa qua đã có 2 khu vực xảy ra sạt lở bờ vở sông tại xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao (chiều dài khoảng 250m, rộng khoảng 10m, cách nhà dân khoảng 80m) và xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa (chiều dài khoảng 1km, rộng khoảng 3m, ảnh hưởng tới diện tích đất thổ cư của 14 hộ dân thuộc khu 4, khu 5 xã Xuân Áng).
Với sông Đà, như Lao Động đã thông tin từ cuối tháng 6, bờ sông thuộc khu 13 và khu 14, xã Dân Quyền, huyện Tam Nông đoạn giáp chân cầu Trung Hà (nối huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) đã xảy ra tình trạng sạt lở.
Theo ghi nhận của phóng viên, bờ đê tả sông Đà sạt lở chỉ cách khu dân cư hơn 50m, cách chân đê bối Hồng Đà 400m, nằm sát với trụ móng cầu Trung Hà hiện đang được sửa chữa. Nhiều diện tích đất đai, hoa màu của người dân đổ xuống dòng sông chảy xiết. Hiện, 1 tuyến kè chống sạt lở tại đây đang được khẩn trương xây dựng.
Với sông Lô, tại xã Trị Quận, huyện Phù Ninh, mưa lũ gây sạt lở đất đến sát nhà bà Trần Thị Liên (ở khu 10, xã Trị Quận), khiến đất đai và nhiều cây cối ven sông bị nước cuốn trôi. Tại xã Tiên Du (huyện Phù Ninh), theo báo cáo của UBND xã, trên địa bàn khu 1 cũng xuất hiện tình trạng sạt lở đất bãi bồi và thiệt hại về hoa màu, cây trồng của khoảng 5 hộ dân.
Ông Trần Xuân Trường - người dân sống tại khu 1, xã Tiên Du - cho biết, diện tích đất ven sông được gia đình ông canh tác từ năm 2017. Mùa nước cạn, đất rộng ra phía ngoài lòng sông thêm 30 đến 40m, diện tích đất bị sạt lở nằm ở bên trên mặt, dài trên 20m...
“Đất ven sông này chủ yếu là đất cát pha nên năm nào mưa nhiều là lại sạt lở. Cách vị trí sạt lở này khoảng 200m, có 1 chiếc cống thoát nước từ trong làng chảy ra, khi mưa to nước sẽ cuốn vào đất dưới chân đê, gây sạt lở” - ông Trường chia sẻ.
Theo ông Lê Xuân Kết - Chủ tịch UBND xã Tiên Du, đoạn sông Lô chảy qua địa bàn xã có chiều dài 5,6km. Vừa qua, bờ sông đã xuất hiện một vị trí sạt lở tại khu 1 gây thiệt hại về tài sản, cây cối và hoa màu của một số hộ dân.
“Diện tích đất bị sạt lở là người dân tự khai thác, canh tác, chính quyền không giao hay cho thuê. Nguyên nhân dẫn đến sạt lở là do mưa kéo dài, cộng với việc nhà máy thủy điện ở thượng nguồn xả lũ khiến nước sông Lô dâng cao, chảy xiết” - ông Kết thông tin.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng thuỷ văn, thời tiết trong những ngày tới sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng mưa lớn liên tục, kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở tại các bờ sông. Cơ quan chức năng cảnh báo, người dân sinh sống ven sông cần chủ động theo dõi các bản tin dự báo thời tiết, chấp hành tốt các quy định về di dời ra khỏi các khu vực có nguy cơ mất an toàn, nhất là các khu vực sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, ngập sâu. Ảnh sông Lô tại thành phố Tuyên Quang.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chi tiết thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Chi tiết thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

24/01/2025 | 17:45

Kinhtedothi - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra nhận định thời tiết phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ ngày 25/1 đến ngày 2/2/2025 (từ ngày 26 tháng Chạp đến mùng 5 Tết)

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ