Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nước ứng viên EU tuyên bố ưu tiên gia nhập BRICS

Kinhtedothi - Serbia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tại thành phố Kazan của Nga vào cuối tháng này, nhằm cân nhắc khả năng xin gia nhập liên minh này trong tương lai.

Phó Thủ tướng Serbia Alexander Vulin và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Sputnik

Phó Thủ tướng Serbia Alexander Vulin hôm 13/10 tuyên bố, Serbia coi tư cách thành viên BRICS là một sự thay thế thực sự cho việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Serbia - nước cộng hòa lớn nhất của Nam Tư cũ - đã nộp đơn xin gia nhập EU vào năm 2009 và trở thành ứng cử viên kể từ năm 2012, nhưng EU gần đây nêu thêm điều kiện gia nhập với Serbia là phải công nhận tỉnh ly khai Kosovo.

Trong bài trả lời phỏng vấn tờ báo Đức Berliner Zeitung được công bố ngày 13/10, Phó Thủ tướng Vulin cho biết, EU đã đưa ra những yêu cầu ngày càng cứng rắn đối với Serbia và không đưa ra bất kỳ tiến triển nào hướng tới tư cách thành viên, đo đó chính quyền Belgrade xem gia nhập BRICS là một cơ hội và là giải pháp thay thế.

"Tại sao EU lại đưa ra những điều kiện mà Serbia không thể đáp ứng? Chúng tôi coi EU là đối tác, nhưng dường như Brussels không xem Belgrade là đối tác”-  ông Vulin nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng Vulin, Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa bao giờ buộc Serbia phải lựa chọn giữa Brussels và Moscow, hoặc đe dọa cắt đứt quan hệ nếu Belgrade bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập EU.

“Cùng lúc đó, các nhà đàm phán EU yêu cầu rằng nếu Serbia không cắt đứt quan hệ với Nga, các bạn sẽ không gia nhập EU” -  ông Vulin nói thêm.

Đồng thời, Phó Thủ tướng Serbia khẳng định rằng “sẽ là vô trách nhiệm nếu nước này không xem xét tất cả cơ hội, bao gồm cả tư cách thành viên của BRICS”. Ông nhấn mạnh: “Nếu BRICS gần đây đã thu hút thêm nhiều thành viên mới như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Saudi hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, thì điều này cũng tương tự như đối với Serbia? Không còn nghi ngờ gì nữa, BRICS hoàn toàn có thể thay thế EU”.

Serbia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tại thành phố Kazan của Nga vào cuối tháng này, nhằm cân nhắc khả năng xin gia nhập liên minh này trong tương lai.

BRICS được thành lập vào năm 2006 bởi Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, với Nam Phi gia nhập vào năm 2011. Đầu năm nay, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã chính thức trở thành thành viên của nhóm.

Vào tháng 9 vừa qua, trợ lý tổng thống Nga, ông Yury Ushakov xác nhận rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ