Ô tô dưới 9 chỗ kinh doanh vận tải không cần ký hợp đồng thuê
Kinhtedothi - Tiếp thu ý kiến góp ý của các Đại biểu, Luật Đường bộ vừa được Quốc hội thông qua có một số điểm mới về hoạt động vận tải đường bộ. Đáng chú ý, việc cho phép ô tô dưới 9 chỗ kinh doanh vận tải không cần ký hợp đồng với người thuê cả chuyến xe.
Lược bỏ xe du lịch
Luật Đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua ngày 27/6 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 có một số điểm mới.
Tại chương IV điều 56 quy định, loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm: kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và loại hình kinh doanh vận tải hành khách mới theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, so với Luật giao thông đường bộ năm 2008, Luật đường bộ năm 2024 đã lược bỏ loại hình kinh doanh vận tải du lịch.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật Đường bộ 2024 đã quy định loại hình xe hợp đồng và xe du lịch thành loại hình xe hợp đồng do hai loại hình này có đặc điểm, tính chất tương đồng về tổ chức vận tải. Đồng thời do phạm vi hoạt động, đối tượng phục vụ và hình thức giao kết hợp đồng giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải tương tự nhau.
Do đó, khi quy định chung hai loại hình này thành xe hợp đồng, phương tiện vẫn được ưu tiên hoạt động tại các khu vực, điểm du lịch, vận chuyển khách du lịch như quy định hiện hành.
Xe hợp đồng dưới 9 chỗ được phép đón khách lẻ
Khoản 10 điều 56 Luật Đường bộ năm 2024 nêu rõ: kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô chở người để vận tải hành khách theo hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách với người thuê vận tải, bao gồm cả thuê người lái xe.
Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) phải có hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách với người thuê vận tải thuê cả chuyến xe, bao gồm cả người lái xe.
Ảnh minh hoạ. Nguồn internet. |
Trước đó, một số Đại biểu Quốc hội đã góp ý về dự thảo Luật đối với loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Đáng chú ý, ý kiến của đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) nêu: Nếu đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký hợp đồng vận tải hành khách với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe, nghĩa là mỗi chuyến xe hợp đồng chỉ được chở một hành khách hoặc một nhóm khách duy nhất vô tình làm hạn chế một loại hình vận tải hành khách phổ biến ở nhiều quốc gia khác, đó là mô hình chia sẻ chuyến xe hợp đồng dưới 10 chỗ thông qua các nền tảng gọi xe trực tuyến (apps).
Mô hình này mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, vì có thể tối đa hóa số lượng người di chuyển trong một chuyến đi. Từ đó giúp giảm đáng kể lưu lượng xe lưu thông trên đường, giải quyết phần nào tình trạng tắc nghẽn giao thông.
Tiếp thu góp ý của các đại biểu, theo quy định tại điều 56 Luật đường bộ mới nhất xe dưới 9 chỗ sẽ không cần phải ký hợp đồng với người thuê vận tải cả chuyến xe. Điều này đồng nghĩa với việc được phép gom khách lẻ đi ghép, đi chung một chuyến xe.
Khung chính sách bồi thường Dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên
Kinhtedothi - Tại Công văn 455/TTg-CN, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Quốc hội thông qua Luật Đường bộ, chưa quy định về phí giao thông nội đô
Kinhtedothi - Sáng 27/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV với đa số đại biểu nhất trí tán thành, Luật Đường bộ đã được thông qua với 6 chương, 86 điều.
Một số điểm mới được đưa vào Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ
Kinhtedothi - Sáng 27/6, Quốc hội đã lấy ý kiến biểu quyết thông qua Luật Trật tự ATGT đường bộ. Luật gồm 9 chương, 89 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Đáng chú ý, có nhiều điểm mới lần đầu tiên được luật hoá.