Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ông Kim Jong-un chỉ rõ mục đích vụ phóng thử tên lửa đạn đạo Hwasong-17

Kinhtedothi - Triều Tiên tuyên bố vụ phóng thử tên lửa đạn đạo (ICBM) Hwasong-17 hôm 16/3 nhằm thể hiện phản ứng mạnh mẽ trước các cuộc tập trận chung quy mô lớn của Mỹ và Hàn Quốc.

Theo hãng tin Tass, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 16/3 cho biết Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục có các biện pháp đáp trả những hành động khiêu khích quân sự của Mỹ và Hàn Quốc đối với Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Tass

Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 17/3 đưa tin ông Kim Jong-un đã cùng con gái Ju-ae giám sát vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-17 trước đó 1 ngày nhằm “đưa ra cảnh báo mạnh mẽ tới kẻ thù có ý định làm leo thang căng thẳng trên bán đảo”.

Hãng KCNA đã đăng tải hình ảnh cho thấy ông Kim cùng con gái Ju-ae quan sát vụ phóng tên lửa. Lần đầu tiên Chủ tịch Triều Tiên công khai hình ảnh con gái cũng vào dịp hai cha con giám sát vụ phóng tên lửa Hwasong-17/11/2022.

Hãng KCNA đã đăng tải hình ảnh cho thấy ông Kim cùng con gái Ju-ae quan sát vụ phóng tên lửa hôm 16/3..

Ông Kim Jong-un tuyên bố Triều Tiên sẽ "đáp trả vũ khí hạt nhân bằng vũ khí hạt nhân, đồng thời yêu cầu các đơn vị hỏa lực đẩy mạnh tập trận chuẩn bị cho chiến tranh thực sự, hoàn thành khả năng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược gồm răn đe chiến tranh và giành lợi thế khi xung đột nổ ra.

KCNA cho biết vụ thử tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng nhằm thể hiện phản ứng mạnh mẽ trước các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn với quy mô lớn trong khu vực.

Theo KCNA, môi trường an ninh tại khu vực Bán đảo Triều Tiên đang bất ổn do các cuộc tập trận quy mô lớn mang tính gây hấn và khiêu khích, ý chỉ cuộc tập trận chung đang diễn ra của Mỹ và Hàn Quốc có tên “Lá chắn Tự do”.

KCNA cho hay cuộc tập trận bao gồm phóng tên lửa Hwasong-17 nhằm khẳng định tính cơ động, độ tin cậy, khả năng sẵn sàng tác chiến của đơn vị ICBM và năng lực quân sự đặc biệt của các lực lượng chiến lược của Triều Tiên.

Theo đó, tên lửa Hwasong-17 được phóng từ Sân bay Quốc tế Bình Nhưỡng, đạt tầm cao tối đa 6.045km, bay quãng đường hơn 1.000 km trong 4.151 giây trước khi rơi chính xác xuống khu vực được xác định sẵn ở vùng biển ngoài khơi phía đông bán đảo Triều Tiên.

Vụ phóng tên lửa Hwasong-17 diễn ra vài giờ trước cuộc họp thượng đỉnh của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Tokyo. Sau cuộc gặp, hai bên đồng ý chia sẻ trực tuyến thông tin theo dõi các cuộc phóng tên lửa của Triều Tiên, cam kết củng cố hợp tác quân sự.

Hình ảnh tên lửa Hwasong-17 được phóng từ Sân bay Quốc tế Bình Nhưỡng hô 16/3. Ảnh: Yonhap

Tuần trước, Chủ tịch Kim Jong-un đã thị sát đợt tập trận bắn đạn thật mô phỏng tấn công sân bay của kẻ địch nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng đương đầu với “chiến tranh thực tế” của quân đội Triều Tiên.

Cùng ngày Bộ Thống nhất Hàn Quốc lên án mạnh mẽ vụ phóng ICBM mới nhất của Triều Tiên, đồng thời kêu gọi nước này ngay lập tức chấm dứt mọi hành động khiêu khích.

Phó phát ngôn của Bộ Thống nhất Hàn Quốc Lee Hyo-jung nêu rõ tại cuộc họp báo: "Rõ ràng việc phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa thiếu thận trọng của Triều Tiên đã dẫn đến leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Thật đáng tiếc khi Triều Tiên đã viện dẫn lý do về các cuộc tập trận chung Hàn Quốc-Mỹ để biện minh cho hành động khiêu khích của mình".

Thời gian gần đây, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng khi Bình Nhưỡng thường xuyên phóng tên lửa đạn đạo trong khi Mỹ và Hàn Quốc cũng tăng cường tập trận chung tại khu vực xung quanh bán đảo.

Bình Nhưỡng lên án cuộc tập trận là "diễn tập xâm lược" và là bằng chứng cho chính sách thù địch của Seoul và Washington đối với Triều Tiên.

Trong khi đó, các đồng minh Mỹ nói rằng các cuộc tập trận là cần thiết cho việc đối phó Triều Tiên. Họ cho rằng Triều Tiên đã phóng số lượng tên lửa kỷ lục trong năm qua và dấy lên lo ngại về một vụ nổ hạt nhân tiếp theo kể từ 2017.

Triều Tiên tiếp tục thách thức cuộc tập trận lớn của Mỹ - Hàn

Triều Tiên tiếp tục thách thức cuộc tập trận lớn của Mỹ - Hàn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ