Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ông Putin tìm kiếm gì qua chuyến thăm Iran?

Kinhtedothi - Đối với Iran, cũng đang đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây và xích mích với Mỹ về chương trình hạt nhân và một loạt các vấn đề khác, chuyến thăm của ông Putin là đúng lúc.

Tổng thống Vladimir Putin đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh lớn đầu tiên bên ngoài nước Nga kể từ cuộc tấn công Ukraine,  qua đó nhận được sự ủng hộ từ Iran về phản ứng của nước này với NATO, chút xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ về Syria và những dấu hiệu tiến triển về một thỏa thuận ngũ cốc giữa Nga với Ukraine.

Nhà Trắng cho biết hội nghị thượng đỉnh Tehran được tổ chức giữa Putin, tổng thống Iran, Ebrahim Raisi và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdoğan, cho thấy nhà lãnh đạo Nga đã trở nên cô lập.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp tổng thống Iran, Ebrahim Raisi (giữa) và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdoğan (trái), tại Tehran. Ảnh: AP

Thông điệp mạnh mẽ

Chuyến đi của ông Putin, diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Israel và Ả Rập Xê-út, gửi một thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây về kế hoạch của Moscow nhằm tăng cường quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn với Iran, Trung Quốc và Ấn Độ trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tại Iran, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hội đàm với Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei hôm 19/7. Ông Khamenei kêu gọi hợp tác lâu dài giữa Iran và Nga, khẳng định ông Putin cần đảm bảo Nga "duy trì sự độc lập" với Mỹ và các nước nên bắt đầu sử dụng đồng nội tệ khi giao dịch hàng hóa.

Đối với Iran, cũng đang đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây và xích mích với Mỹ về chương trình hạt nhân và một loạt các vấn đề khác, chuyến thăm của ông Putin là đúng lúc.

Với tình hình giá dầu tăng cao hiện nay, Iran đang đánh cược rằng với sự hỗ trợ của Nga, có thể gây áp lực buộc Washington phải nhượng bộ để khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc trên thế giới.

Tuy nhiên, sự gia tăng nghiêng về phía Bắc Kinh của Nga trong những tháng gần đây đã làm giảm đáng kể xuất khẩu dầu thô của Iran sang Trung Quốc - một nguồn thu nhập chính của Tehran kể từ khi Tổng thống Donald Trump tái áp dụng các biện pháp trừng phạt vào năm 2018.

Hồi tháng 5, Reuters đưa tin xuất khẩu dầu thô của Iran sang Trung Quốc đã giảm mạnh do Bắc Kinh ưu ái các thùng dầu giảm giá mạnh của Nga. 

Trước chuyến thăm của Tổng thống Putin đến, Công ty Dầu khí Quốc gia Iran và nhà sản xuất khí đốt Nga Gazprom đã ký một biên bản ghi nhớ trị giá khoảng 40 tỷ USD.

Syria, Ukraine

Tại hội nghị 3 bên, Tổng thống Putin, Erdogan và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cũng cân nhắc nỗ lực giảm thiểu bạo lực ở Syria, nơi Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ tiến hành nhiều hoạt động quân sự hơn để mở rộng các "vùng an toàn" sâu 30 km dọc theo biên giới. Moscow và Tehran phản đối bất kỳ hành động nào như vậy của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga và Iran là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ lực lượng nổi dậy chống Assad.

Phát biểu kết thúc cuộc hội đàm, ông Putin cho biết ba tổng thống nhất trí tiếp tục tham vấn về vấn đề Syria và cam kết duy trì nỗ lực "bình thường hóa" tình hình ở đó sau một thập kỷ xung đột.

Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp quốc cũng dự kiến ​​sẽ ký một thỏa thuận vào cuối tuần này nhằm nối lại việc vận chuyển ngũ cốc từ Ukraine qua Biển Đen. 

Cuộc gặp của ông Putin với ông Erdoğan là hành động đầu tiên giữa nhà lãnh đạo Nga với người đứng đầu chính phủ của một thành viên NATO và chuyến đi tới Tehran là chuyến công du thứ 2 của ông kể từ cuộc tấn công Ukraine. 

Thổ Nhĩ Kỳ đã dẫn đầu các nỗ lực để tạo lập một thỏa thuận theo đó ngũ cốc có thể rời cảng ở Biển Đen với điều kiện các tàu được kiểm tra độc lập về vũ khí. Hơn 25 triệu tấn ngũ cốc cần gấp ở châu Phi và Trung Đông hiện đang mắc kẹt trong các hầm chứa ở Ukraine. 

 

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ