Bà Rịa - Vũng Tàu:
Phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và du lịch
Kinhtedothi - Ngày 30/3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khai mạc “Hội nghị Triển khai quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” với nhiều nội dung quan trọng.
Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và hơn 600 khách mời là lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ; các tổ chức Hiệp hội, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
Cho đến nay, tỉnh đã và đang thu hút được rất nhiều dự án đầu tư trong các lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh như công nghiệp, cảng biển - logistics, du lịch - đô thị, hóa dầu, sản phẩm hạ nguồn của ngành công nghiệp hóa dầu, công nghiệp năng lượng, công nghiệp vật liệu, công nghiệp dược, thiết bị y tế; công nghiệp môi trường, dịch vụ chất lượng cao…
Các dự án đầu tư này đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tập đoàn, định chế tài chính hàng đầu của Việt Nam với công nghệ tiên tiến, hiện đại, ít thâm dụng lao động, năng suất cao, thân thiện với môi trường.
Tính đến cuối quý I/2024, trên địa bàn tỉnh có 1.156 dự án đầu tư của doanh nghiệp còn hiệu lực, trong đó có 465 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 33 tỷ USD và 691 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 400.000 tỷ đồng. Tiêng trong quý I/2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 23 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư thu hút đạt hơn 62.000 tỷ đồng, tăng gấp 6,88 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương cần tận dụng cơ hội này để kiến tạo mô hình phân bổ không gian phát triển, tháo gỡ những điểm nghẽn, làm mới những động lực tăng trưởng cũ và kiến tạo động lực phát triển mới, kết hợp thực hiện 3 đột phá chiến lược: đột phá về hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức, đột phá về chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính và đột phá về nâng cao năng lực quản trị công.
Cũng tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở thành tỉnh tăng trưởng quan trọng, thu ngân sách luôn nằm trong Top 5, GRDP/người đứng đầu cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.
Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt ngày 16/12/2023. Quy hoạch này xác định mục tiêu, đến năm 2030 Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với GRDP bình quân đầu người từ 18.000 đến 18.500 USD. Đến năm 2050, tỉnh đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu COP26.
Với quy hoạch này đã mở ra thời cơ mới, vận hội mới, phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của quốc gia và khu vực Đông Nam Á và là trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của Vùng Đông Nam Bộ.
Đồng thời, giúp Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên, phát huy tối đa sức mạnh “nội lực”, khai thác hiệu quả sức mạnh “ngoại lực” nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Bà Rịa - Vũng Tàu đón siêu tàu container lớn nhất thế giới
Kinhtedothi - Ngày 30/3, cảng Quốc tế Gemalink thuộc cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đã tổ chức đón siêu tàu container M/V OOCL Spain, với sức chở 24.188 TEU, của hãng tàu OOCL, trên chuyến hành trình đầu tiên kết nối Á - Âu. Đây là tàu container lớn nhất cập cảng Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng Cần Thơ
Kinhtedothi - Thành phố Cần Thơ có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn thuận lợi trong xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù. Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm năng cần có sự kết nối chặt chẽ về tour tuyến với các chương trình du lịch hấp dẫn để phát triển du lịch bền vững.
Khơi dậy tiềm năng du lịch ở vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ĐBSCL
Kinhtedothi - Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Tuy nhiên, làm thế nào để cân bằng và hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên luôn là bài toán khó.