Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phân làn cứng đường Nguyễn Trãi: Thí điểm cũng cần làm triệt để

Kinhtedothi - Sau hai ngày cuối tuần với lưu lượng giao thông ở mức trung bình, việc thí điểm phân làn cứng trên đường Nguyễn Trãi đã cho thấy một số vấn đề cần được điều chỉnh ngay.

Các chuyên gia cho rằng, dù là thí điểm nhưng việc phân làn cũng cần làm triệt để nếu không sẽ dẫn đến những đánh giá thiếu khách quan, chính xác.

Toàn cảnh phân làn cứng đường Nguyễn Trãi ngày đầu tiên thí điểm. Ảnh: Ngọc Hải

Người dân còn bỡ ngỡ

Từ sáng ngày 6/8, một số đoạn phân cách cứng được lắp đặt thử nghiệm tách làn trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân). Cụ thể, cung đường thí điểm kéo dài từ Ngã Tư Sở đến hầm chui Khuất Duy Tiến được lắp đặt 4 đoạn dải phân cách cứng dài gần 750m với mũi tên phản quang, trụ chống va xô kết hợp hàng rào cơ động có thể thu vào, kéo ra. Theo phương án đó, 2 làn sát vỉa hè mỗi hướng đi sẽ dành cho xe máy, xe thô sơ, xe buýt lưu thông; tách biệt hẳn với 3 - 4 làn đường bên ngoài dành cho xe ô tô.

Ghi nhận trong các ngày 6, 7/8, hầu hết người dân còn khá bỡ ngỡ, chưa nhận định được tác dụng của dải phân cách cứng, chưa có cách thức lưu thông phù hợp. Lực lượng Thanh tra Sở GTVT và CSGT đã được phân bố dọc tuyến để hướng dẫn các phương tiện đi đúng làn, tuy nhiên chưa thể trong ngày một ngày hai định hình được các dòng phương tiện.

Nhiều người vẫn tham gia giao thông kiểu tiện đâu đi đó, lấn làn, cắt mặt, đi ngược chiều, thậm chí tỏ ra khó chịu khi có dải phân cách cứng. Đặc biệt, tại các điểm giao cắt như đầu phố Cự Lộc, Vũ Trọng Phụng, Kim Giang… hàng đoàn xe máy vẫn ngang nhiên đi ngược chiều gây rối loạn giao thông.

Tại các điểm đầu cuối dải phân cách có biển báo phân làn bắt buộc nhưng hầu như không ai để ý. Xe buýt, xe máy, ô tô ra vào đoạn đường bên trong hàng rào rất lộn xộn, phương tiện dừng đỗ bất chấp biển cấm vẫn phổ biến, làm ảnh hưởng đến luồng lưu thông của hai làn bên trong sát mép đường.

Anh Lê Văn Khánh (phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân) cho biết: “Tôi có nắm được thông tin qua báo chí về việc dựng rào tách làn cứng trên đường Nguyễn Trãi nhưng vẫn khá bất ngờ khi thấy tận mắt”. Theo anh Lê Văn Khánh, các đoạn rào còn rất ngắn, khó phát huy được hiệu quả cưỡng chế phân làn. Mặt khác người dân đã có thói quen mạnh ai nấy đi từ rất lâu nay nên không thể thay đổi ngay được.

Anh Nguyễn Văn Tuấn (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân) chia sẻ: “Việc phân làn cứng để đi lại ngăn nắp là rất cần thiết. Tuy nhiên cũng cần lực lượng chức năng mạnh tay xử lý xe đi ngược chiều, đi sai làn mới có thể đưa vào quy củ, nền nếp được. Chỉ nhắc nhở hoặc mặc kệ sẽ rất nửa vời, không hiệu quả”.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hải - Đại diện Ban Duy tu các công trình giao thông, Sở GTVT Hà Nội cho biết: “Trong thời gian thí điểm, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thực tế, lấy ý kiến của người dân để điều chỉnh dải phân cách và biển báo sao cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người điều khiển phương tiện”.

Đại diện Đội CSGT số 7, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội cho hay, Đội đã bố trí một tổ công tác thường xuyên túc trực trên tuyến, hướng dẫn người dân đi đúng làn đường. “Từ thực tế, chúng tôi cũng sẽ có những góp ý để Sở GTVT Hà Nội có những điều chỉnh dải phân cách và biển báo sao cho phù hợp nhất, nhằm giảm thiểu ùn tắc trên tuyến đường” - đại diện Đội CSGT Số 7 nói.

Ảnh: Ngọc Hải

Đã làm đừng rụt rè

Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hà Nội Trần Hữu Bảo nhận định, đường Nguyễn Trãi có mật độ ô tô, xe máy đông, nhiều đường giao cắt dẫn đến thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Việc thí điểm lắp đặt dải phân cách cứng tách riêng làn ô tô, xe máy, xe buýt nhằm thử nghiệm, tìm kiếm phương án tổ chức giao thông tối ưu.

Ông Trần Hữu Bảo khẳng định, đây mới chỉ là thí điểm, Sở GTVT sẽ lấy ý kiến của người dân để nghiên cứu, khắc phục những phát sinh mới trên tuyến đường Nguyễn Trãi sau khi lắp đặt dải phân cách cứng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia giao thông, đồng thời, áp dụng với những tuyến đường khác nếu hiệu quả.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, kể cả thí điểm cũng phải tổ chức chặt chẽ nhất có thể, điều chỉnh ngay khi thấy những bất cập. Chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng: “Thực tế 2 ngày qua cho thấy, các đoạn dải phân cách cứng còn quá ngắn, không thể áp đặt hình thức lưu thông theo làn lên các phương tiện. Mặt khác ý thức của bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông quá kém, vẫn tiếp tục thói xấu lấn làn, đi ẩu cần xử phạt nghiêm để vãn hồi trật tự”.

Chủ tịch Hội Cầu đường Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho rằng, việc phân làn là rất cần thiết. Trong giai đoạn ý thức người dân chưa tốt, chưa có thói quen lưu thông đúng làn, nên áp dụng dải phân cách cứng. Khi ý thức được cải thiện lại có thể điều chỉnh sử dụng phân cách mềm bằng vạch sơn liền.

Thực tế ngay sau khi lắp đặt dải phân cách cứng đã có rất nhiều ý kiến trái chiều cho rằng không cần thiết, không hiệu quả. Một phần nguyên nhân dẫn đến những nhận định này do việc phân làn mới được áp dụng, khiến người dân bỡ ngỡ. Nhưng mặt khác, Sở GTVT Hà Nội cũng cần đánh giá nhanh tình hình, xem xét tính khả thi của dải phân cách từng đoạn, thiếu đồng bộ trên toàn tuyến như hiện nay để có điều chỉnh sớm, phù hợp ngay từ những ngày đầu tiên cưỡng chế các dòng phương tiện đi đúng luật, đúng làn.

Chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Tuấn Linh chia sẻ: “Nếu đã muốn làm, Hà Nội không thể rụt rè, phải tính toán lắp đặt dải phân cách liên tục trên toàn tuyến mới thấy rõ kết quả vận hành của cả mạng lưới giao thông trên tuyến”.

 

Trong giai đoạn thí điểm phân cách cứng, có thể kết hợp sử dụng phân cách mềm bằng vạch sơn liền trên toàn tuyến, lấy đó làm cơ sở để lực lượng chức năng xử phạt các xe cố tình đi lấn làn. Nếu không xử phạt sẽ không bao giờ hình thành được nền nếp trật tự trên đường Nguyễn Trãi – một trong những tuyến giao thông đông đúc nhất của Hà Nội.

Chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Tuấn Linh

Ngã Tư Sở sáng 20/6: Phân luồng giao thông xong, hiệu quả thấy rõ

Ngã Tư Sở sáng 20/6: Phân luồng giao thông xong, hiệu quả thấy rõ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ