Phát huy truyền thống văn hoá vùng đất danh hương, đất khoa bảng Thường Tín
Kinhtedothi -Vùng đất khoa bảng, đất danh hương Thường Tín có 462 công trình tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó 126 di tích được xếp hạng (61 di tích cấp Quốc gia, 65 di tích cấp TP). Nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như: Chùa Đậu; đền, bến Chương Dương; nhà thờ Nguyễn Trãi… cùng hàng trăm lễ hội…
Phát huy nguồn lực từ văn hóa
Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh cho biết, đến nay vùng đất khoa bảng, đất danh hương huyện Thường Tín có tới 462 công trình tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có 126 di tích được xếp hạng (61 di tích cấp Quốc gia, 65 di tích cấp TP). Nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như: Chùa Đậu; đền, bến Chương Dương; nhà thờ Nguyễn Trãi… cùng hàng trăm lễ hội.
Nhằm giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc, nhiều năm qua huyện Thường Tín đã tập trung chỉ đạo cán bộ, đảng viên, Nhân dân cùng vào cuộc triển khai đồng bộ các giải pháp. Đặc biệt, ngày 19/2/2024, Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Xác định văn hóa, lịch sử là nền tảng, gốc rễ cho sự phát triển, từ năm 2017, HĐND huyện ban hành nghị quyết hằng năm dành 1% chi ngân sách đầu tư tu bổ di tích. Công tác này không chỉ bảo tồn, lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử mà còn là nguồn lực để phát triển nền công nghiệp văn hóa. Vì thế, giai đoạn 2021 - 2025, huyện đã và đang tu bổ, tôn tạo 59 di tích văn hóa lịch sử kinh phí dự kiến 740 tỷ đồng.
Trước đó, Thường Tín xác định văn hóa, lịch sử sẽ là một trong những thế mạnh phát triển kinh tế bền vững lưu giữ về sau. Do vậy, ngoài việc sử dụng nguồn ngân sách của TP và của huyện để đầu tư tu sửa chống xuống cấp, huyện còn huy động, sử dụng nguồn lực từ xã hội hóa với hàng chục tỷ đồng cho lĩnh vực này.
Trong đó, huyện triển khai xã hội hóa xây dựng công trình lịch sử Văn Từ Thượng Phúc bàn giao đưa vào sử dụng năm 2020. Văn Từ Thượng Phúc là địa điểm nhiều năm qua cứ vào mùng 9 tháng giêng hằng năm tổ chức lễ hội khai bút và tôn vinh làng nghề truyền thống. Văn Từ Thượng Phúc là minh chứng cho tinh thần hiếu học, truyền thống văn hóa lịch sử của huyện.
Cùng với đó, huyện còn đầu tư dự án xây dựng khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi được khởi công tháng 11/2022 trên diện tích 2,7ha tại xã Nhị Khê với tổng mức đầu tư ban đầu 193 tỷ đồng là nguồn ngân sách của huyện và TP. Đến nay, dự án đang được thực hiện bảo đảm vượt tiến độ đề ra.
Để bảo tồn giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, huyện Thường Tín đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học về các công trình văn hóa cũng như các danh nhân trên địa bàn. Cuối năm 2023, huyện tổ chức tọa đàm khoa học chủ đề “Công chúa Khúc Thị Ngọc và chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích đền - chùa Vĩnh Mộ, xã Nguyễn Trãi” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học.
Mục đích của tọa đàm nhằm tìm ra phương hướng trùng tu, tôn tạo cụm di tích đền - chùa Vĩnh Mộ xứng với công lao to lớn của công chúa Khúc Thị Ngọc. Đồng thời, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu, tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học và phát triển hoạt động du lịch, phát huy nguồn lực từ văn hóa.
Tích cực cùng thực hiện
Ngoài việc quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, huyện Thường Tín đầu tư cho 126 làng nghề trên toàn địa bàn, trong đó có 49 làng được công nhận làng nghề truyền thống và làng nghề Hà Nội. Thông qua khai thác nguồn lực này, Thường Tín đã bước đầu hiện thực hóa nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa tại địa phương.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản, hiện nay việc phát triển công nghiệp văn hóa và du lịch đang được Thường Tín tích cực thực hiện. Nhờ đó, hoạt động du lịch trên địa bàn đã có chuyển biến, góp phần tích cực vào chương trình xây dựng NTM và NTM nâng cao, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Huyện đã tích cực tuyên truyền, quảng bá vùng đất đất danh hương, đất làng nghề. Đồng thời cùng các sở ngành chuyên môn lắp đặt biển chỉ dẫn du lịch. Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên du lịch tại điểm du lịch. Tổ chức đưa doanh nghiệp du lịch về khảo sát dịch vụ nhằm xây dựng tour, tuyến du lịch tại các làng nghề.
Đặc biệt, huyện còn hoàn thành hệ thống tư liệu video và ảnh bằng công nghệ hiện đại về tiềm năng du lịch làng nghề sơn mài Hạ Thái; phối hợp với các cơ quan chuyên môn của TP lập hồ sơ: Dự án đầu tư xây dựng phát huy giá trị văn hóa lịch sử công trình Văn Từ Thượng Phúc và dự án “Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi”.
Ngoài thế mạnh của huyện trong phát triển công nghiệp văn hóa, huyện còn phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp nông thôn gắn với làng nghề truyền thống. Do vậy, sau khi TP công nhận điểm du lịch sinh thái, làng nghề sinh vật cảnh xã Hồng Vân và điểm du lịch làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, Thường Tín đã xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, bãi đỗ xe…
Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh khẳng định, để phát huy tiềm năng, lợi thế văn hóa, lịch sử, làng nghề, thời gian tới huyện tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ huyện tới cơ sở trong việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ. Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sáng tạo văn hóa và dịch vụ văn hóa.
Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu “Đất danh hương, đất trăm nghề” với việc chọn nhóm vấn đề lớn để triển khai đầu tư; ưu tiên chọn các dự án di tích đặc trưng, đặc sắc để trùng tu, tôn tạo. Ưu tiên phát triển dịch vụ văn hóa, phát triển loại hình nghệ thuật. Tăng cường quảng bá sản phẩm tạo thành nơi hội tụ của các đặc sản địa phương trở thành sản phẩm văn hóa có thương hiệu.
Phân công, phân nhiệm rõ trong thực hiện Chương trình 08-CTr/TU tại huyện Thường Tín
Kinhtedothi-Sáng 29/2, Đoàn giám sát số 2 của Ban Thường vụ Thành ủy do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU làm Trưởng đoàn đã giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình 08-CTr/TU tại huyện Thường Tín.
Thường Tín cấp 252 sổ đỏ ở khu TĐC liên quan đến đường Vành đai 4
Kinhtedothi - Từ cuối năm 2023 đến nay, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thường trực Huyện ủy Thường Tín, cơ quan chuyện môn của huyện cùng UBND 4 xã có dự án đường Vành đai 4 đi qua phải bố trí TĐC đã tiến hành cấp 252 Giấy CNQSD đất (sổ đỏ) cho 139 hộ gia đình gốc…
Huyện Thường Tín nâng cao giá trị sản phẩm OCOP
Kinhtedothi - “Việc triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Thường Tín đạt được kết quả tích cực. Sau khi xếp hạng, các chủ thể cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm giúp tăng nguồn thu…” - Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản khẳng định.