Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 139/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; trong đó, quy định khai thác, sử dụng tàu thuyền quá niên hạn sử dụng theo quy định bị phạt tiền từ 65-75 triệu đồng.
Nghị định số 139/2021/NĐ-CP áp dụng mức phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi: Không có biển hiệu theo quy định, áp dụng đối với phương tiện chở khách du lịch; không có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định; sử dụng giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị tẩy, xóa, sửa chữa hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo định; không đăng ký lại phương tiện theo quy định hoặc không khai báo để xóa tên phương tiện hoặc khai báo không đúng sự thật để đăng ký phương tiện theo quy định.
Phạt tiền tới 1 triệu đồng đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đủ áo phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân theo quy định, mức phạt tính trên mỗi áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân.
Đối với hành vi: Không có phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định; không có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy hoặc không có phương án chữa cháy theo quy định bị phạt từ 5-7 triệu đồng. Bên cạnh đó, Nghị định quy định rõ mức phạt đối với các vi phạm về trách nhiệm của chủ phương tiện, người thuê phương tiện. Theo đó, chủ phương tiện nhận, sử dụng phương tiện không đảm bảo điều kiện hoạt động hoặc không đủ định biên theo quy định; nhận, sử dụng thuyền viên làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định bị phạt từ 5-10 triệu đồng.
Mức phạt từ 20-35 triệu đồng áp dụng đối với hành vi vi phạm: Cho thuê phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định; cho người khác thuê lại phương tiện, thuyền viên trên phương tiện thuê (trừ trường hợp được chủ phương tiện đồng ý bằng văn bản); sử dụng phương tiện thuê làm tài sản thế chấp.
Nghị định quy định thuyền viên, người lái phương tiện đang trong ca trực mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị phạt tới 35 triệu đồng.
Kinhtedothi -
Chiều 12/8, tại Phiên họp thứ 20, Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Kinhtedothi - Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 270.000 phương tiện thủy đã đăng kiểm lần đầu nhưng chỉ có 90.000 chiếc quay lại đăng kiểm định kỳ, còn lại trốn đăng kiểm.
Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội Đào Việt Long cho biết, thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ đã mang đến những kết quả thiết thực, rõ rệt cho công tác quản lý GTVT của Hà Nội.
Kinhtedothi - Vụ va chạm giao thông nghiêm trọng trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương và 3 xe ô tô hư hỏng.
Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.
Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội vừa ban hành thông báo thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến đường Âu Cơ tại khu vực nút giao với ngõ 431 Âu Cơ (Vũ Tuấn Chiêu), quận Tây Hồ, Hà Nội. Thời gian thực hiện từ ngày 20/1/2025.
Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.