Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phân định rõ trách nhiệm bảo đảm an toàn giao thông thủy nội địa

Kinhtedothi - Chiều 12/8, tại Phiên họp thứ 20, Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc Phiên họp. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc Phiên họp. Ảnh: TTXVN

Để luật đi vào cuộc sống, các ý kiến đề nghị cần chỉnh sửa một cách hệ thống, tổng thể để phản ánh đúng vai trò, vị trí và các biện pháp phát triển ngành giao thông thủy. Đồng thời, băn khoăn về vấn đề an toàn khi Dự thảo Luật nới rộng quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện, nhiều ý kiến cho rằng: Trước thực tế sau 8 năm thực hiện Luật Giao thông đường thủy nội địa, số phương tiện cần đăng ký chỉ đạt 34% và số phương tiện phải đăng kiểm chỉ đạt 61%, cần nghiên cứu sâu hơn, tăng cường công tác quản lý, chế tài xử lý thật cương quyết với các trường hợp vi phạm; phân định rõ trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương về các vấn đề liên quan đến bảo đảm an toàn và quy hoạch phát triển giao thông đường thủy nội địa.

Một số ý kiến yêu cầu bổ sung đầy đủ hơn quy định về cứu nạn, cứu hộ trong dự luật. Đặc biệt, cần làm rõ cơ chế pháp lý chặt chẽ để quy trách nhiệm khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra trong thực tế. 

Trước đó, sáng 12/8, UBTV Quốc hội  đã xem xét lần đầu tiên về Dự án Pháp lệnh Cảnh sát cơ động. 

 
Theo chương trình của phiên họp lần này, UBTV Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và Bộ trưởng TN&MT Nguyễn Minh Quang. Trong đó, Bộ trưởng Hà Hùng Cường giải đáp về tình hình thực thi các văn bản pháp luật từ năm 2010 đến nay; đặc biệt là việc các bộ, ngành và địa phương bị phát hiện có trên 10.000 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp pháp… Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang trả lời về vấn đề đất đai; việc giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện tồn đọng kéo dài ở lĩnh vực đất đai; thời hạn hoàn thành cơ bản việc cấp sổ đỏ lần đầu vào cuối 2013. Đặc biệt, sẽ tập trung vào các vấn đề nhằm bổ trợ cho việc hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi).  
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ