Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển khu dân cư trong khu công nghiệp: Xu thế tất yếu

Kinhtedothi - Khi bất động sản (BĐS) công nghiệp lên ngôi, việc phát triển khu dân cư trong khu công nghiệp (KCN) nhằm tạo môi trường sống và làm việc tốt cho chuyên gia và người lao động trở thành xu hướng tất yếu để phát triển KCN bền vững.

Thị trường bất động sản công nghiệp vùng ven sôi động.

BĐS công nghiệp gồm BĐS về sản xuất và BĐS về đô thị - dịch vụ. Trong đó, BĐS về sản xuất là các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp (KCN), nhà xưởng cho thuê, kho bãi, văn phòng cho thuê và các dự án đầu tư mặt bằng phục vụ sản xuất công nghiệp... Còn BĐS về đô thị - dịch vụ là khu dân cư và các tiện ích, dịch vụ đi kèm như bệnh viện, trường học, các trung tâm nghiên cứu và một số công trình kinh tế xã hội khác.
Theo nhiều chuyên gia, thị trường BĐS năm 2019 duy trì được sự phát triển ổn định, không có "bong bóng" nhưng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Thách thức lớn nhất là thiếu quỹ đất trầm trọng. Ở khu vực phía Nam, từ giữa năm 2018 đến nay, nguồn cung của TP Hồ Chí Minh đã có sự chững lại và hạn chế.
Từ đó, khiến thị trường vùng ven như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu lại sôi động và nhanh chóng "hút" nhà đầu tư. Để phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã có có cuộc "di cư" sang các vùng ven để tìm kiếm quỹ đất cũng như lên kế hoạch đầu tư mới.
Vấn đề nhà ở cho chuyên gia và người lao động vẫn chưa được giải quyết.

Theo dự báo của các chuyên gia, năm 2019 - 2020, BĐS công nghiệp sẽ là xu hướng chủ đạo. Loại hình này có nhiều tiềm năng nhờ xuất phát từ việc dịch chuyển nhà máy sản xuất tới Việt Nam của các tập đoàn đa quốc gia sau căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung, cùng với đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, nhiều doanh nghiệp địa ốc bắt đầu chú ý đến BĐS công nghiệp với các phân khúc mới của nó.
Phải thừa nhận sự phát triển rầm rộ của BĐS công nghiệp nói chung và KCN nói riêng ở các đô thị vệ tinh hiện nay. Tuy nhiên, việc phát triển các KCN ở một số vùng còn nhiều bất cập. Trong đó, cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ và hiện đại. Đặc biệt là chưa tạo ra được khu dân cư và các công trình xã hội để đem lại môi trường sống và làm việc tốt cho chuyên gia và người lao động. Từ đó dẫn đến quá trình đô thị hóa chưa được đáp ứng, chưa đảm bảo sự phát triển bền vững cho KCN nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.
Khu công nghiệp Hải Sơn.

Vì vậy, vấn đề thiết yếu được quan tâm là việc phát triển bền vững KCN phải đi đôi với phát triển khu dân cư và các tiện ích xã hội đi kèm. Sau Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và khu kinh tế, việc quy hoạch KCN - đô thị - dịch vụ là mô hình mới đang được nhà đầu tư quan tâm. Mô hình KCN - đô thị - dịch vụ là mô hình kết hợp giữa phát triển công nghiệp với đô thị hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững của KCN. Cụ thể, khi quy hoạch khu công nghiệp phải gắn liền với phát triển khu dân cư và các công trình xã hội, tạo được sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã phát triển thành công mô hình này, như Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Thái Lan... Tại Việt Nam, một số chủ đầu tư KCN cũng đầu tư đồng bộ khu đô thị, dịch vụ liền kề KCN, tạo tổng thể KCN - đô thị - dịch vụ, như KCN - đô thị - dịch vụ VSIP (Bình Dương), Bắc Ninh, Quảng Ngãi...
Riêng ở Long An, nổi bật với các huyện Đức Hòa, Bến Lức đang tập trung nhiều cụm KCN vẫn chưa giải quyết bài toán về khu đô thị - dịch vụ để giải quyết vấn đề nhà ở và môi trường sống cho chuyên gia và người lao động. Như cụm KCN Hải Sơn, Tân Đô, Tân Đức có quy mô 830 ha, quy tụ hơn 80,000 công nhân và chuyên gia nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở và môi trường sống tiện ích cho chuyên gia và công nhân tại đây.
Khu công nghiệp Tân Đức.

"Nhu cầu nhà ở, khu vui chơi giải trí cho chuyên gia và người lao động tại các cụm KCN thương mại, dịch vụ hay công nghiệp nhẹ là rất lớn; bên cạnh lại nhận được sự hỗ trợ từ chủ trương chính sách nhà nước. Đây chính là cơ hội rất tốt cho nhà đầu tư BĐS cung ứng các dịch vụ lưu trú và giải trí, góp phần phát triển kinh tế xã hội và tạo ra dòng lợi nhuận kép đầu tư.

Tuy nhiên, nhà đầu tư nên lựa chọn các dự án có hạ tầng hiện đại, có cảnh quan và tiện ích đẹp, nhất là mô hình đầu tư phù hợp, đáp ứng được số lượng lớn nhu cầu ngày càng cao như: phòng ở cao tầng đầy đủ tiện nghi cơ bản cho chuyên gia và người lao động hay giải pháp lưu trú ngắn hạn cao tầng thay vì các nhà trọ nhỏ lẻ truyền thống" - ông Nguyễn Thanh Quyền - Phó Chủ tịch HĐQT Thắng Lợi Group chia sẻ.

Như vậy, phát triển khu dân cư trong KCN là xu thế tất yếu và giúp KCN nói riêng, BĐS công nghiệp nói chung phát triển bền vững. Đây chính là thời điểm nhiều doanh nghiệp địa ốc nên đầu tư, mang đến giải pháp về nhà ở cho chuyên gia và người lao động.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ