Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển ngành nghề nông thôn: Chú trọng chất lượng nguồn nhân lực

Kinhtedothi - Để thực hiện hiệu quả Nghị định số 52/NĐ-CP của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế. Trong đó, chú trọng nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nhiều sở, ngành cùng vào cuộc

Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, Sở NN&PTNT vẫn tổ chức được 60 lớp tập huấn cho 2.400 học viên là lao động, chủ cơ sở sản xuất tại các làng nghề; 15 lớp đào tạo cho 900 cán bộ quản lý điều hành Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, xã.
Sở NN&PTNT cũng đã tổ chức 3 đoàn công tác cấp TP đi học tập, trao đổi kinh nghiệm triển khai Chương trình OCOP tại các tỉnh, thành: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Tĩnh và Sóc Trăng…
 Sản xuất rau mầm tại xã Ninh Sở, huyện Thường Tín.
Đồng hành cùng Sở NN&PTNT, Sở Công Thương cũng đã tổ chức 16 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các cơ sở công nghiệp nông thôn về quản trị DN, thiết kế mẫu mã, marketing. Hoàn thành 5 lớp tập huấn giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tại các điểm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn...

Thời gian qua, Sở LĐTB&XH cũng đã chủ động phối hợp với các huyện, thị xã triển khai tổ chức đào tạo được 269 lớp với 9.295 người về các ngành nghề nông thôn. Đồng thời phối hợp với Liên minh HTX TP hoàn thành 2 lớp truyền nghề với 70 học viên tại huyện Chương Mỹ và huyện Ứng Hòa. Trong khi đó, 18 lớp tập huấn cho đối tượng là cán bộ chuyên trách, hộ kinh doanh, hợp tác xã, làng nghề đã được Sở KH&CN tổ chức thành công, giúp mang đến những kiến thức hữu ích để các thành phần kinh tế tiếp cận, tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ, đáp ứng yêu cầu sản xuất mới.
 Chăm sóc cây dược liệu tại huyện Sóc Sơn.
Nâng hiệu quả đào tạo nghề

Theo thống kê, Hà Nội hiện có 313 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện, thị xã. Nhờ công tác đào tạo, tập huấn được duy trì hàng năm, trình độ sản xuất trong các lĩnh vực ngành nghề nông thôn nói chung đã được cải thiện và nâng cao đáng kể. Nổi bật là các sản phẩm của làng nghề ngày một đa dạng về chủng loại. Đa số có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Một số sản phẩm có thế mạnh, tạo được cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là nhóm các sản phẩm may mặc, gốm, sứ, dệt, thêu, ren truyền thống, thực phẩm chế biến...

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển ngành nghề nông thôn, tuy nhiên, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho rằng, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của TP trong lĩnh vực này hiện vẫn còn nhiều khó khăn do việc vận dụng chính sách vào thực tế còn bất cập.
 Giám sát quy trình sản xuất sữa bò tại một cơ sở thuộc huyện Gia Lâm.
Điển hình như chính sách ưu đãi hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm hiện mới được thực hiện ở một số nghề. Bên cạnh đó, trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của chủ cơ sở, DN tại các làng nghề chưa đáp ứng yêu cầu thị trường. Lao động tại các làng nghề phần lớn là do truyền nghề, không qua đào tạo bài bản nên trình độ sản xuất chưa cao. Nhiều làng nghề còn sản xuất thủ công nên năng suất lao động thấp…

Nhận thức được những rào cản trên, cũng như ý nghĩa của vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tạ Văn Tường cho biết, từ nay đến cuối năm 2021, sẽ tiếp tục phối hợp với các quận, huyện, thị xã triển khai tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn theo quy định của T.Ư và Hà Nội. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dạy nghề, truyền nghề; bảo đảm học viên, người lao động có thể thực hành, áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, từ đó đóng góp tích cực vào phát triển các ngành nghề nông thôn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ