Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển ngành xây dựng trong năm 2023: Lấy đầu tư công làm trọng tâm

Kinhtedothi - Mặc dù kế hoạch đầu tư công năm 2022 gặp tác động từ những yếu tố nằm ngoài dự báo nhưng với sự quyết liệt tháo gỡ khó khăn, sự vào cuộc đồng bộ từ các cấp, ngành trong thực hiện đầu tư công đang được nhiều DN, chuyên gia đánh giá chính là chìa khóa "cứu cánh"...

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022 ước khoảng 338.319,81 tỷ đồng, đạt 58,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2021 và một số năm gần đây. Nhưng đây lại là năm có số tuyệt đối giải ngân cao nhất so với các năm trước.

Cùng với đó, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng số vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% (khoảng 140.000 tỷ đồng) so với kế hoạch năm 2022 và tăng khoảng 260.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2021 (năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025). Năm 2023 cũng yêu cầu phải giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. 

"Việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công một mặt vừa đóng góp trực tiếp vào tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu và hàng hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, giảm chi phí lưu thông, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế... một mặt vừa đóng góp vào tăng trưởng kinh tế GDP cho đất nước, gián tiếp đưa tiền vào thị trường để kích thích tổng cung, tổng cầu" - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho hay.

Thị trường xây dựng và bất động sản trong năm 2023 sẽ tập trung phát triển nhà ở xã hội dành cho đối tượng có thu nhập thấp. Ảnh: Thanh Hải

Với góc độ DN, nguyên Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình Lê Viết Hải nhận định, thị trường xây dựng và bất động sản trong năm 2023 sẽ tập trung phát triển ở lĩnh vực thu nhập thấp, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Bên cạnh đó, những dự án nhà ở đô thị đang thi công dở dang sẽ được tái khởi động. Ngoài ra, công trình công nghiệp và những dự án đầu tư công sẽ đem lại nguồn việc lớn cho các DN xây dựng.

Về hoạt động xây dựng trong mảng bất động sản du lịch, ông Lê Viết Hải cho rằng, sang năm 2023 sẽ tạm dừng vì nguồn cung dư thừa khi hai năm đại dịch không thể khai thác. Lãnh đạo Tập đoàn Hòa Bình chia sẻ thêm, hiện ngành xây dựng có tỷ trọng lớn đóng góp cho nền kinh tế, với tổng sản lượng 1.938 nghìn tỷ đồng (tương đương 82 tỷ USD).

"Nếu ngành xây dựng phát triển sẽ đem đến nhiều lợi ích cho nhiều ngành khác trong hệ sinh thái phát triển. Ngược lại nếu xây dựng có vấn đề ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế, không có công ăn việc làm cho lực lượng trong ngành sẽ tác động xấu đến xã hội, vì lực lượng lao động trong ngành này rất lớn" - ông Lê Viết Hải cho hay.

Sớm gỡ vướng mắc từ nhà thầu

KTS Ngô Tâm - Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Covic chia sẻ, áp lực cạnh tranh tại Việt Nam quá lớn, những DN, nhà thầu trong ngành xây dựng hoặc vật liệu xây dựng tìm công việc từ các dự án đầu tư công hiện nay đang chấp nhận chịu lỗ mà vẫn phải làm.

"Các dự án đầu tư công đòi hỏi quy mô vốn lớn, trường kỳ vì không tính bằng tháng mà theo năm. Nhưng hệ thống định mức áp dụng không phù hợp với thực tế khiến nhà thầu phải chi trả bù đắp; nhiều hạng mục thi công mới chưa cập nhật định mức. Những công ty xây dựng đã nhận thầu gần như làm hòa vốn, xong thì chậm thanh toán nhưng không thì tiền đâu "nuôi" nhân sự, các chi phí hoạt động cố định..." - KTS Ngô Tâm nói.

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) Nguyễn Quốc Hiệp nhận định, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các cơ chế, thủ tục đầu tư đã được cải thiện khá nhiều. Về công tác GPMB và cơ chế thanh toán đã có tiến bộ hơn nên tiết kiệm rất nhiều thời gian cho nhà thầu. Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn trong việc triển khai, đến từ việc chuẩn bị hồ sơ dự án, khảo sát, thiết kế dự toán... còn sơ sài chưa đảm bảo tiến độ và chất lượng, còn sai lệch nên trong quá trình triển khai thực hiện sẽ có thay đổi và từ đó phát sinh vấn đề. Thủ tục thanh toán trở nên phức tạp, mất thời gian, các ban quản lý dự án, chủ đầu tư đều rất ngại xử lý.

Đề cập đến các giải pháp, cần nhanh chóng điều chỉnh và bổ sung hệ thống đơn giá định mức hiện nay. Lãnh đạo VACC cho rằng cần có kế hoạch rà soát phân loại các đơn giá, định mức để có kế hoạch bổ sung ngay trong quý I/2023 cho kịp triển khai dự án hiện nay. Bổ sung ngay các định mức chuyên ngành giao thông vào hệ thống định mức xây dựng làm cơ sở áp dụng cho những gói hạ tầng.

Cùng với đó, cần có quy trình phân cấp, phân quyền cụ thể và quy định rõ ràng cho các ban quản lý dự án, chủ đầu tư để xử lý việc điều chỉnh, giải quyết việc phát sinh, điều chỉnh gói thầu song song với việc tập trung cải thiện chất lượng hồ sơ khảo sát, thiết kế, dự toán của gói thầu. Cùng với đó, nghiên cứu ban hành cơ chế tổng thầu, cơ chế liên danh, cơ chế xét thầu phù hợp cho các gói thầu xây dựng hạ tầng lớn sắp đến như sân bay Long Thành..., để tập hợp được sức mạnh của các nhà thầu Việt Nam.

 

Dự báo, năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội. Trong bối cảnh đó, khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công có vai trò hết sức quan trọng, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần phát triển nhanh và bền vững.

 

Tổng lực tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản

Tổng lực tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ