Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phố đi bộ tại Hà Nội: Rộn ràng hoạt động dịp nghỉ lễ 30/4–1/5

Kinhtedothi – Nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tại các không gian phố đi bộ Hồ Gươm, Trịnh Công Sơn, thành cổ Sơn Tây diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, du lịch mới, hấp dẫn chờ đón người dân và du khách trải nghiệm

Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực

Là không gian đi bộ thứ hai ở Hà Nội , tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn đi vào hoạt động từ  tháng 5/2018. Phố dài 900m nằm liền kề khu đầm sen, công viên nước Hồ Tây, không gian đi bộ còn bao gồm một phần ngõ 431 Âu Cơ, ngõ 612 Lạc Long Quân.

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn được trang trí phục vụ du khách dịp nghỉ lễ.

Nhằm chào mừng dịp lễ 30/4 và 1/5, trong tháng 4 này, BQL dự án và đầu tư xây dựng quận Tây Hồ đã hoàn thành hạng mục trang trí phục vụ tổ chức hoạt động không gian biểu diễn nghệ thuật và ẩm thực đường phố trên tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn.

Một đoạn đường mới khang trang với hai hàng lan can trắng nối phố đi bộ Trịnh Công Sơn xuyên qua khu đầm sen tới gần phía cổng thung lũng hoa Hồ Tây mới được hoàn thành. Một cổng chào uốn vòng cung hình trái tim được kết bằng các chậu hoa dạ yến thảo. Hai đoạn đường được chăng đèn và trang trí mái che bằng hàng chục chiếc ô màu sắc tươi vui.

Buổi tối hai đài phun nước hai bên hồ trên phố Trịnh Công Sơn  rực sáng những cột nước sinh động kết hợp với hiệu ứng ánh sáng chuyển màu. Hệ thống đèn led trang trí theo các hàng cây và cột điện làm bừng sáng không gian tuyến phố đi bộ. Hàng chữ Phố đi bộ Trịnh Công Sơn cũng được tạo hình đẹp mắt trở thành khối đèn chiếu sáng giới thiệu về không gian phố đi bộ.

Một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt do họa sĩ Nguyễn Thu Thủy và các cộng sự Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội  đã hoàn thành trong 5 ngày. Đó là đoạn đường nghệ thuật dài 50m, ngang 14m nằm giữa hai hồ nước trên phố Trịnh Công Sơn. Lấy cảm hứng từ bài hát “ Nhớ mùa thu Hà Nội “ của  nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Thu Thủy đã thiết kế cung đường nghệ thuật  thành một bức tranh với những đường sóng uốn mềm mại được thể hiện bằng 4 màu chủ đạo của mùa thu là vàng, cam, trắng và nâu tím. Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy đã sáng kiến dùng sơn công nghiệp kẻ đường Nippon để sáng tạo nên bức tranh đường phố hoành tráng này. Một khung cảnh ấm áp và đẹp mắt làm thay đổi hẳn quang cảnh con đường trải nhựa mà mọi người vẫn quen nhìn.

Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn mang  tinh thần lãng mạn của âm hưởng nhạc Trịnh để phủ lên đoạn đường nghệ thuật  này. 4 tones màu mà tôi sử dụng chính là những tones màu mà nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nhắc đến trong bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội của ông: Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,mái ngói thâm nâu…”. 

Đồng thời, tình yêu đối với nhạc Trịnh được họa sĩ Thu Thủy thiết kế thành hình cây đàn guitar cách điệu với hàng chữ ký rất bay bổng của ông và tên bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội”  đặt trên những đường cong lượn sóng 3D thể hiện những sóng nhạc dạt dào cảm xúc của tinh thần Nhạc Trịnh.

Nhiều sáng tạo đã mang đến diện mạo mới cho không gian tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn trong tháng 4 này, hứa hẹn sẽ là địa điểm hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật và ẩm thực mới sôi động thu hút đông đảo các bạn trẻ, nhân dân thủ đô và du khách.

Góc “check in” SEA Games 31 ở phố đi bộ

Bắt đầu từ ngày 29/4 đến 1/5 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Lễ hội quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 với 100 gian hàng, không gian trưng bày, lễ hội sẽ giới thiệu nhiều sản phẩm quà tặng du lịch của các nghệ nhân được thiết kế sáng tạo như những hộp quà riêng lẻ hứa hẹn sẽ mang đến bất ngờ cho du khách.

Hoạt động văn hoá tại Phố đi bộ Hồ Gươm. Ảnh: Lại Tấn.

Đến với lễ hội, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều không gian đa dạng như không gian văn hoá làng nghề Hà Nội; không gian văn hoá nghệ thuật; không gian trưng bày các tác phẩm ảnh du lịch đẹp, ảnh nghệ thuật quảng bá du lịch Hà Nội; không gian giới thiệu sản phẩm của các địa phương, DN du lịch, DN trẻ sáng tạo và các cơ sở đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

Du khách có thể tham gia vẽ trực tiếp tại chỗ bức tường Graffity chủ đề Hà Nội; xích lô tour xung quanh khu vực Bờ Hồ; hay tham dự talkshow với các nghệ nhân ca trù, rối nước, quạt giấy; tọa đàm và chia sẻ về văn hoá thưởng thức hương vị trà Việt; trình diễn của các ban nhạc Acoustic, nhạc Rock và nhạc truyền thống; giải nhảy Hiphop kết hợp DJ và trống của các nhóm nhảy đến từ các khu vực khác nhau trên địa bàn thành phố.

Các hoạt động trưng bày trình diễn nghề của các nghệ nhân cũng sẽ diễn ra sôi nổi với trải nghiệm làm tranh ghép vải, làm tò he, thêu tay; trải nghiệm làm đồ chơi giấy cho trẻ em; thăm triển lãm ảnh về Hà Nội.

Đặc biệt, không gian tiểu cảnh và góc “check in” SEA Games 31 được bố trí các khuôn hình đẹp theo chủ đề và được lấy cảm hứng từ những sản phẩm quà tặng, những chất liệu dân gian mang tính biểu tượng của Hà Nội hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những hứng khởi mới mẻ.

Ngoài hoạt cảnh nghệ thuật mở màn và trình chiếu phim quảng bá du lịch Thủ đô, phân cảnh nghệ thuật “Hà Nội - Đến để yêu” cũng sẽ là điểm nhấn của chương trình chuyển tải hình ảnh Hà Nội đầy cảm hứng, sáng tạo và tràn đầy sức sống.

Phố đi bộ tại Thành cổ Sơn Tây. Ảnh: Duy Khánh.

Nếu muốn trải nghiệm xa hơn, người dân và du khách có thể khám phá các hoạt động vui chơi tại tuyến phố đi bộ tại Thành cổ Sơn Tây với nhiều hoạt động hấp dẫn như: Giới thiệu sản phẩm OCOP, xe du lịch lưu động Mobihome, giới thiệu ẩm thực địa phương. Ngoài khám phá phố đi bộ, du khách có thể đến Làng cổ Đường Lâm tham gia các hoạt động trải nghiệm, lưu trú tại các homestay.

 Đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4,1/5

Đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4,1/5

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ