Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phú Xuyên tập trung phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

Kinhtedothi - Năm 2023 là năm được huyện Phú Xuyên đặt mục tiêu trọng tâm vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Những nỗ lực của cán bộ, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn từ đầu năm đến nay đang cho những kết quả tích cực.

Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên Nguyễn Xuân Thanh thăm cơ sở sản xuất đồ gỗ xã Tân Dân. 

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh chia sẻ, theo kế hoạch chương trình OCOP, huyện Phú Xuyên đặt ra mục tiêu bao thực hiện và hoàn thành mục tiêu đề ra của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm đến năm 2025 của huyện và TP. Đồng thời tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP theo đúng quy định, phấn đấu có 45 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Chủ yếu tập trung vào các sản phẩm chế biến, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm làng nghề nổi bật của các xã, thị trấn.

Qua đó, huyện tham gia chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP do TP, các địa phương lân cận tổ chức. Phấn đấu phát triển thêm một điểm giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.

UBND huyện Phú Xuyên luôn tích cực và tạo mọi điều kiện hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP tham gia vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. 

Đồng thời, huyện đưa ra nội dung cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức chương trình OCOP đối với các cá nhân, tổ chức. Triển khai một số mô hình bảo tồn, phát huy vai trò làng nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm OCOP và điểm du lịch, các mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm gắn với chương trình OCOP.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên Lê Tiến Xuân cho biết: UBND huyện tổ chức hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn các chủ thể có sẵn sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Xây dựng nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói sản phẩm, in tem OCOP đảm bảo đúng quy định, gia tăng giá trị sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Với chủ trương, đường lối và kế hoạch được triển khai rõ ràng, đến nay công tác thực hiện chương trình OCOP trên địa bàn Phú Xuyên thu được kết quả tích cực. Cụ thể, qua tổng hợp từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã có 45 sản phẩm của các chủ thể ở 13 xã, thị trấn đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng, sẽ hoàn thành chấm điểm trong tháng 8/2023.

Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên Nguyễn Xuân Thanh thăm làng nghề tò he Xuân La, xã Phượng Dực. 

Vận dụng thế mạnh làng nghề

Cũng theo ông Xuân, trên cơ sở những nghề có lịch sử lâu đời, phát triển có thế mạnh trên thị trường, huyện đã lựa chọn được 6 nhóm nghề ở 7 xã để phát triển thành sản phẩm chủ lực, có thương hiệu đến năm 2025, như: Nặn tò he thôn Xuân La xã Phượng Dực, khảm trai sơn mài Chuyên Mỹ, giầy da Phú Yên, may Comple Vân Từ, mộc xã Tân Dân và Nam Tiến…

 

Tính từ năm 2019 đến hết năm 2022, huyện Phú Xuyên đã có 177 sản phẩm của 46 chủ thể được chứng nhận sản phẩm OCOP (có 22 sản phẩm 3 sao, 155 sản phẩm 4 sao). Toàn huyện hiện có 3 điểm được Sở Công Thương Hà Nội tổ chức khai trương điểm bán hàng OCOP tại các xã: Vân Từ, Sơn Hà, Tân Dân

Trong thời gian tới, huyện cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề ở các xã. Tiếp tục phát triển sản phẩm và địa điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP ở 7 xã nêu trên. Đồng thời, đẩy nhanh hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể; triển khai bảo tồn, đào tạo, công nhận làng nghề và nghệ nhân; phát triển thương mại điện tử; hỗ trợ vốn, mặt bằng sản xuất…

Cùng với đó, UBND huyện tiếp tục tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP thông qua công tác phối hợp tham gia sự kiện giới thiệu sản phẩm gắn với văn hóa vùng miền, hội chợ do TP tổ chức. Công bố quyết định công nhận sản phẩm kết hợp trưng bày, kết nối giao thương sản phẩm OCOP hỗ trợ chủ thể giới thiệu, tìm kiếm nhà phân phối, mở rộng thị trường.

Sản phẩm khảm trai xã Chuyên Mỹ thể hiện tính độc đáo, trí tuệ của những người thợ thủ công. 

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh khẳng định, huyện cũng sẽ tập trung phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề tạo điều kiện giúp các chủ thể không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm với các kênh phân phối truyền thống, sàn thương mại điện tử.

Cùng với đó, huyện còn thành lập đoàn liên ngành thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về việc duy trì, phát triển sản phẩm OCOP đã được công nhận về sự tuân thủ các quy định chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, sử dụng bao bì, tem, nhãn hàng hóa, bảo vệ môi trường và các quy định khác của Nhà nước có liên quan.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

28/01/2025 | 04:39

Kinhtedothi - Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như đang hối hả, bận rộn hơn khi nơi đây đang bước vào vụ hoa lớn nhất trong năm, phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận dịp Tết.

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

26/01/2025 | 11:50

Kinhtedothi - Dù còn những khó khăn, nhưng với quyết tâm cao trong lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của UBND huyện, cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai năm 2024 đã có nhiều khởi sắc.

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

26/01/2025 | 11:25

Kinhtedothi – Tăng cường tuyên truyền, giám sát việc chấp hành các quy định về PCCC… là những việc mà Công an quận Tây Hồ tập trung thực hiện nhằm ngăn chặn những nguy cơ mất an toàn về cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là các nơi thờ cúng, đốt vàng mã.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ