Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phục hồi hàng không là then chốt để thúc đẩy phát triển du lịch

Kinhtedothi - Theo Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Sơn, việc phục hồi ngành hàng không là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển du lịch vì hàng không và du lịch có mối quan hệ rất mật thiết.

Hàng không Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội

Trong khuôn khổ Diễn đàn phát triển đường bay châu Á - Routes Asia 2022 ở Đà Nẵng, ngày 7/6 đã diễn ra chương trình “Viet Nam Case study” (case study - nghiên cứu chuyên sâu) về du lịch. Tại chương trình, các diễn giả đã có những chia sẻ về thách thức và cơ hội phục hồi, tiềm năng phát triển của ngành hàng không Việt Nam nói chung và hoạt động hàng không đi/đến Đà Nẵng nói riêng.

Các diễn giả chia sẻ tại chương trình “Viet Nam Case study” về du lịch. Ảnh: Q.HẢI

Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Sơn cho biết: Báo cáo mới nhất của Hiệp hội các hãng hàng không quốc tế (IATA), dự kiến sẽ có 4 tỷ hành khách đi lại bằng đường hàng không vào năm 2024, tăng 3% so năm 2019 là năm trước đại dịch Covid-19.

Đối với hoạt động vận tải hàng không quốc tế, IATA dự báo mức độ hồi phục sẽ chậm hơn so với nội địa, chủ yếu phụ thuộc vào việc nới lỏng dần hoặc xóa bỏ các hạn chế đi lại ở nhiều thị trường. Trong khi đó, vận chuyển nội địa sẽ hồi phục sớm.

Còn đối với Việt Nam, ông Đinh Việt Sơn cho biết, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt 116,5 triệu lượt (41,7 khách quốc tế và 74,8 triệu khách nội địa) vào năm 2019, giảm còn 65,3 triệu lượt (7,2 triệu khách quốc tế và 58,1 triệu khách nội địa) vào năm 2020, giảm mạnh vào năm 2021 khi chỉ đạt 30,3 triệu (530.000 khách quốc tế và 29,7 triệu khách nội địa).

Với việc Chính phủ đã dỡ bỏ các hạn chế về đi lại nội địa và quốc tế, năm 2022, dự kiến đạt từ 70 - 80 triệu lượt hành khách thông qua các cảng hàng không của Việt Nam; trong đó, khách quốc tế đạt xấp xỉ 10 triệu lượt và nội địa đạt 60 - 70 triệu lượt.

“Các số liệu trên đã thể hiện rất rõ tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đến ngành hàng không trong 2 năm qua. Tuy nhiên, với nỗ lực không ngừng của Chính phủ trong việc ban hành các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, linh hoạt, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành hàng không nói riêng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, thị trường hàng không Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục, đặc biệt là thị trường nội địa” - Phó Cục trưởng Đinh Việt Sơn cho hay. 

Bên cạnh những khó khăn và thách thức, ông Sơn đã nêu ra những cơ hội đối với ngành hàng không Việt Nam. Đó là sự ổn định môi trường chính trị xã hội, phòng chống dịch bệnh cho thấy Việt Nam là một điểm đến an toàn đối với khách quốc tế, một nơi hấp dẫn cho các hoạt động đầu tư kinh doanh. “Với các yếu tố vĩ mô thuận lợi, có thể thấy có nhiều cơ hội để ngành hàng không bứt phá sau đại dịch” - ông Đinh Việt Sơn nói.

Cơ hội tiếp theo ông Đinh Việt Sơn nêu ra là tiềm năng to lớn của thị trường hàng không - du lịch nội địa; việc nới lỏng quy định nhập cảnh cho khách quốc tế để kích cầu du lịch.  

Đà Nẵng chào đón chuyến bay quốc tế đầu tiên trở lại sau 2 năm đại dịch Covid-19. Ảnh: Q.HẢI

Từ những cơ hội phục hồi của ngành hàng không, ông Đinh Việt Sơn cho rằng: “Việc phục hồi ngành hàng không là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển du lịch vì hàng không và du lịch có mối quan hệ rất mật thiết, hàng không phát triển sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển và ngược lại, du lịch phát triển sẽ mang lại nguồn khách vô cùng lớn cho hàng không”. 

Đà Nẵng khôi phục các chuyến bay quốc tế trong năm 2024

Để kịp thời đón bắt bước hồi phục của thị trường hàng không, cùng với cả nước, Đà Nẵng cũng có những sự chuẩn bị chu đáo để có thể khôi phục lại số lượng và tần suất các chuyến bay quốc tế trong năm 2024.

Bà Nguyễn Thị Hoài An - Giám đốc Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng cho biết: “Năm 2019, Đà Nẵng đón 31 chuyến bay trực tiếp quốc tế với hơn 500 chuyến bay mỗi tuần. Mục tiêu của chúng tôi là khôi phục lại số lượng và tần suất các chuyến bay quốc tế này trong năm 2024”.

Lãnh đạo ngành du lịch Đà Nẵng (trái) trao đổi với các đại biểu tại Routes Asia 2022. Ảnh: Q.HẢI

Theo bà Nguyễn Thị Hoài An, trước mắt, Đà Nẵng cần kết nối trực tiếp (thông qua chuyến bay thường xuyên hoặc chuyến bay thuê chuyến) đến thị trường tiềm năng để tạo thuận lợi cho việc khởi động những thị trường này, như Ấn Độ, Indonesia…

“Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sự phục hồi du lịch của những thị trường Âu Mỹ, hiện Đà Nẵng thiếu các đường bay đến những trung tâm bay quốc tế để kết nối tốt hơn với thị trường này. Dự kiến cuối năm 2022 và đầu năm 2023, chúng tôi sẽ có phản hồi tích cực từ các hãng hàng không để đón đầu các thị trường này” - bà Nguyễn Thị Hoài An thông tin.

Hiện tại, hoạt động vận chuyển hàng không nội địa của Đà Nẵng đã đạt gần tương đương thời điểm trước dịch Covid-19 khi mỗi ngày có trung bình hơn 100 chuyến bay 1 chiều đi/đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Buôn Ma Thuột. Đối với thị trường quốc tế, các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài đã khai thác trở lại các đường bay quốc tế kết nối Đà Nẵng với Bangkok (Thái Lan), Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia), Seoul và Daegu (Hàn Quốc) và đầu tháng 7/2022 sẽ có đường bay nối Tokyo (Nhật Bản).

“Cục Hàng không Việt Nam vẫn đang tiếp nhận các đề xuất khai thác trở lại các đường bay quốc tế đi/đến Đà Nẵng từ các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài” - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Sơn.

Hàng không sẵn sàng cho cao điểm Hè

Hàng không sẵn sàng cho cao điểm Hè

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ