Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phường Kiến Hưng, quận Hà Đông: Diện mạo mới, sức bật mới

Kinhtedothi - Từ làng lên phố, xã lên phường không chỉ là việc ban hành quyết định, thay con dấu là xong. Đây còn là chuyện thay đổi diện mạo từ bên ngoài đến suy nghĩ, hành động và sự quyết tâm của người dân, cán bộ chung tay xây dựng địa phương.

Bí thư Đảng ủy phường Kiến Hưng Phạm Nguyên Trọng chủ trì cuộc họp giao ban hàng tháng.
Đó là tâm sự của Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng Nguyễn Duy Uyển khi nhớ lại chặng đường 70 năm đã qua và sau nhiều lần Kiến Hưng sáp nhập vào huyện Thanh Oai và Thanh Trì, rồi đến nay là phường Kiến Hưng, quận Hà Đông. 
Từ xã lên phường

Tháng 6/1949, xã Kiến Hưng được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba thôn: Đa Sỹ, Mậu Lương, Hà Trì. Đến tháng 8/2009, Kiến Hưng chuyển cấp hành chính từ xã lên phường theo Nghị định 19/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính. Từ đó đến nay, phường Kiến Hưng đã triển khai thu hồi gần 200ha đất nông nghiệp để thực hiện dự án, như: Công viên cây xanh, khu nhà ở xã hội, đất làng nghề, đất dịch vụ… Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo nhu cầu phát triển ngành, nghề lao động, sự phân hóa giàu, nghèo là những vấn đề cấp bách được đặt ra với cấp ủy, chính quyền địa phương. Để giải quyết vấn đề trên, lãnh đạo UBND phường thống nhất chủ trương vận động hơn 1.000 hộ làm nghề rèn truyền thống duy trì, phát triển nghề, giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động tại địa phương ổn định cuộc sống, tạo thu nhập cao. Mặt khác, hướng tới đưa làng nghề vào chuỗi du lịch làng nghề truyền thống của TP.
Đến nay, số hộ khá, giàu trên toàn địa bàn phường chiếm 80%, hộ trung bình gần 20%. Toàn phường có 22 tổ tiết kiệm vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động có hiệu quả với số dư nợ gần 21 tỷ đồng.

Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế, công tác đảm bảo an sinh xã hội cũng luôn được địa phương quan tâm. Là phường có số hộ nghèo đứng ở Top đầu của quận những năm về trước, nhưng nhờ biết vận dụng, sáng tạo trong lao động, đến nay chỉ còn 14 hộ nghèo/9.300 hộ dân trên địa bàn phường. Đối với lĩnh vực văn hóa, xã hội, UBND phường đã, đang thực hiện tốt chương trình của Quận ủy về nâng cao chất lượng giáo dục và hoàn thành kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học đúng độ tuổi. Trong những năm gần đây, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã triển khai sâu rộng với tỷ lệ gần 95% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm.

Đi đôi với những việc làm trên, công tác cải cách thủ tục hành chính và đảm bảo ANTT cũng được chú trọng. Hiện, UBND phường đang thực hiện giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa theo tiêu chuẩn ISO 9001. Nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho người dân. Ngoài ra, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội luôn được quan tâm đầu tư, như: Đường giao thông, trường học, điện, nước sạch đảm bảo đầy đủ phục vụ người dân.

Đến phường Kiến Hưng hôm nay, mọi người đều cảm nhận thấy khu dân cư mới đang từng ngày đổi thay, hiện đại, văn minh. Đây là cơ sở để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Kiến Hưng tiếp tục phát huy truyền thống, xây dựng địa phương phát triển bền vững trong tương lai.

Vững mạnh toàn diện

Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng Nguyễn Duy Uyển chia sẻ: Phường có được sự đổi thay như hôm nay trước hết là nhờ tập thể cán bộ đoàn kết, đồng lòng vì mục tiêu chung. Từ Ban Chấp hành Đảng bộ, tập thể lãnh đạo UBND, đến các ban, ngành, đoàn thể đều thực hiện đúng nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ trong việc triển khai các nhiệm vụ chính trị. Do đó, phường luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ANTT. Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi xuyên suốt trong công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng theo đúng tinh thần Nghị quyết TƯ 4 (khóa XII) là nhiệm vụ then chốt tạo động lực giúp cho sản xuất nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hoạt động thương mại - dịch vụ ngày càng phát triển bền vững.
Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng Nguyễn Duy Uyển trao Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người dân. Ảnh: Công Tâm
Cũng theo ông Uyển, tính đến cuối năm 2018, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt 15%; Tiểu thủ công nghiệp: 30%; dịch vụ, thương mại: 45%. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm, tăng 10% so với năm trước. Hiện, toàn phường có 1.250 hộ làm nghề rèn, 140 hộ kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ, 2 HTX kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Những năm gần đây, đứng trước tốc độ đô thị hóa, với mục tiêu không để các quỹ đất sản xuất nông nghiệp còn lại bị bỏ hoang nên UBND phường đã tập trung nghiên cứu, chuyển đổi 5,46ha đất nông nghiệp sang trồng các loại cây dưa vàng, bí xanh, cây hoa đào có giá trị kinh tế cao. Nhờ có sự đa dạng ngành nghề nên nguồn thu ngân sách phường năm 2018 đạt gần 17 tỷ đồng (đạt hơn 154% so với dự toán giao).

Bí thư Đảng ủy phường Kiến Hưng Phạm Nguyên Trọng cho biết: Trong những năm qua, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, Đảng bộ phường đặc biệt quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa từng chương trình, sát sao triển khai đưa Nghị quyết của cấp ủy Đảng đi vào cuộc sống. Vai trò, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của 1.018 đồng chí đảng viên ở 34 Chi bộ, tổ chức cơ sở Đảng trong Đảng bộ luôn được đề cao, phát huy. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã thực hiện theo đúng quy chế dân chủ ở cơ sở cùng đưa ra bàn bạc, thống nhất, đảm bảo nghiêm túc thực hiện. Trong những năm qua, Đảng bộ phường Kiến Hưng đã không ngừng củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận của người dân với Đảng và chính quyền địa phương, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng địa phương phát triển vững mạnh toàn diện.

Đánh giá về kết quả Đảng bộ phường Kiến Hưng đã thực hiện được trong thời gian qua, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hà Đông Nguyễn Văn Trường khẳng định: “Những kết quả đạt được sẽ là tiền đề thúc đẩy đưa phường Kiến Hưng ngày càng phát triển trong thời gian tới, đặc biệt với những định hướng mang tính chiến lược như: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Để đạt được mục tiêu trên, giải pháp của phường là tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo đúng quy hoạch đã được các cấp, ngành phê duyệt. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, điều hành năng động của Đảng bộ, chính quyền phường Kiến Hưng cùng sự quyết tâm, đồng lòng của người dân, chắc chắn trong thời gian tới Kiến Hưng sẽ còn có nhiều khởi sắc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hà Đông ngày càng giàu mạnh trong thời kỳ hội nhập”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

28/01/2025 | 04:39

Kinhtedothi - Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như đang hối hả, bận rộn hơn khi nơi đây đang bước vào vụ hoa lớn nhất trong năm, phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận dịp Tết.

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

26/01/2025 | 11:50

Kinhtedothi - Dù còn những khó khăn, nhưng với quyết tâm cao trong lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của UBND huyện, cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai năm 2024 đã có nhiều khởi sắc.

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

26/01/2025 | 11:25

Kinhtedothi – Tăng cường tuyên truyền, giám sát việc chấp hành các quy định về PCCC… là những việc mà Công an quận Tây Hồ tập trung thực hiện nhằm ngăn chặn những nguy cơ mất an toàn về cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là các nơi thờ cúng, đốt vàng mã.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ