Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quận Bắc Từ Liêm bảo đảm ATTP bếp ăn bán trú trong trường học

Kinhtedothi - Quận Bắc Từ Liêm vừa tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) cho các trường có bếp ăn bán trú.

Tham gia lớp tập huấn có gần 200 học viên là hiệu trưởng, cán bộ y tế trường học, người trực tiếp tham gia chế biến tại 71 trường có bếp ăn bán trú.

Quang cảnh lớp tập huấn.

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được Phó trưởng Phòng Chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đỗ Anh Hùng thông tin về các văn bản quản lý ATTP; khái niệm cơ bản về ATTP và ngộ độc thực phẩm; trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường, các yêu cầu đối với bếp ăn tập thể; tồn tại và đề xuất phương pháp giải quyết.

Thông tin về tình hình ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm tại Hà Nội, đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, năm 2021, Hà Nội không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm nào.

Năm 2022, TP ghi nhận không có vụ ngộ độc thực phẩm nào, tuy nhiên có 5 trường hợp ngộ độc Methanol, trong đó 1 trường hợp tử vong; 1 trường hợp hôn mê co giật hạ natri trong máu do dùng cà phê Hoàng Gia, hỗ trợ giảm cân; 5 trường hợp sốc phản vệ do phản ứng phụ thực phẩm.

Năm 2023, TP có 1 bệnh nhân ngộ độc methanol tại Mê Linh; 1 vụ rối loạn tiêu hóa với 15 học sinh lớp 6, Trường THCS Hoàng Mai do sử dụng trà sữa trân châu đường đen; 1 vụ rối loạn tiêu hóa với 7 học sinh lớp 7 Trường THCS thị trấn Yên Viên, Gia Lâm do sử dụng bánh piza và trà chanh. Ngoài ra còn có 1 vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Kim Giang, Thanh Xuân với 72 học sinh khối 2 do sử dụng gà phi lê chiên xù, xét nghiệm nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus.

Trước thực tế trên đòi hỏi phải nâng cao trách nhiệm bảo đảm ATTP trong trường học, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Cán bộ nhà trường và học sinh cùng tham gia thực hiện các quy định về ATTP, hoạt động tuyên truyền về ATTP. Xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong trường học.

Các nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương trong kiểm soát các cửa hàng, hàng rong không đủ điều kiện vệ sinh ở xung quanh khu vực trường học. Không chỉ vậy, các trường đưa nội dung ATTP vào chương trình giáo dục để cung cấp kiến thức, thực hành về ATTP cho cán bộ nhà trường và học sinh.

Ngoài ra, các trường xây dựng mô hình điểm về ATTP trong trường học; chủ động giám sát và kiểm tra công tác bảo đảm ATTP trong phạm vi nhà trường.

Các hoạt động cần thực hiện tại nhà trường: xây dựng kế hoạch bảo đảm ATTP bếp ăn tập thể; quyết định thành lập tổ tự giám sát; có sổ theo dõi nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm; có lịch phân công kiểm tra giám sát bếp ăn tập thể, biên bản làm việc với cơ sở sản xuất định kỳ, đột xuất. Ngoài ra, các trường cần xây dựng phương án xử lý khắc phục sự cố ATTP…

Trường THCS Yên Nghĩa tổ chức bếp ăn bán trú trở lại

Trường THCS Yên Nghĩa tổ chức bếp ăn bán trú trở lại

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ