Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quận Hoàng Mai: Tổ chức đối thoại trước khi cưỡng chế thu hồi đất

Kinhtedothi - Sáng 5/4, UBND quận Hoàng Mai đã tổ chức Hội nghị đối thoại với người dân thuộc diện GPMB Dự án đường 2,5 đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1 trên địa bàn phường Định Công và phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai.

Được biết, Dự án đường 2,5 đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1 trên địa bàn phường Định Công và phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai đã kéo dài 20 năm. Theo đó, Dự án đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - quốc lộ 1 được UBND Hà Nội phê duyệt từ năm 2002 và khởi công vào tháng 3/2014.

Dự án đi qua quận Thanh Xuân và Hoàng Mai với chiều dài khoảng 2,1km, mặt đường rộng 40m với tổng mức đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng. Tuyến đường dự kiến đưa vào sử dụng năm 2016, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành chủ yếu do còn vướng giải phóng mặt bằng tại ngõ 176 Định Công với khoảng 2.900m2 đất của 27 hộ (trong đó có 2 doanh nghiệp).

Đoạn đường đang chờ GPMB (bôi đỏ) tại địa bàn quận Hoàng Mai. (Ảnh Google).

Còn 5% diện tích chưa GPMB

Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai Vũ Minh Tú cho biết: “Quận Hoàng Mai thu hồi 58.411,8m2, liên quan đến 595 phương án (587 hộ gia đình và 5 tổ chức, 1 phương án đất nông nghiệp của 431 hộ tại cổng kho lương thực và 2 phương án đất công). UBND quận Hoàng Mai đã phê duyệt 591 phương án, trong đó 553 phương án đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư 64.090m2 đạt 95,4%, còn lại 2.955,13m2”.

Lâu nay, quận Hoàng Mai vẫn tiếp tục tuyên truyền, vận động đối với 35 hộ có công trình tài sản tại đất Khu cổng kho lương thực đã được UBND TP Hà Nội chấp thuận cho UBND quận Hoàng Mai thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai 2013.

Hiện vẫn còn 27 hộ dân chưa nhận đền bù khiến dự án chưa thể triển khai. Ảnh: AT

Sau một thời gian dài UBND phường Định Công và cán bộ của Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai kiên trì giải thích, thuyết phục, đến nay đã có 8/35 hộ nhận tiền và bàn giao mặt bằng. Như vậy, vẫn còn 27 hộ chây ì, chưa chấp nhận phương án đền bù với nhiều lý do khác nhau.

Hơn 10 ý kiến của người dân tham gia buổi đối thoại bao gồm 3 nhóm ý kiến gồm: Yêu cầu chính quyền đo đạc, xác minh lại mốc, công khai lộ giới của dự án; đề nghị hỗ trợ thêm quyền lợi cho người dân bị GPMB, trong đó có cả việc được mua nhà xã hội; đề nghị được đền bù các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

Được biết, sở dĩ đến giờ giữa người dân và chính quyền địa phương vẫn có những ý kiến khác nhau là do việc quản lý đất đai trước đây lỏng lẻo. Nhiều diện tích vốn là đất hoang hóa, đất nông nghiệp bị người dân lấn chiếm bán trao tay, xây dựng công trình trái phép, nhiều diện tích đã thay tên, đổi chủ, thậm chí có nhiều chủ sở hữu đất đã chết...

Đến nay, thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy, Thường trực Quận ủy Hoàng Mai, Trung tâm phát triển quỹ đất quận và các đơn vị liên quan đã vận dụng tối đa các chính sách có lợi cho người dân nhưng đến nay vẫn chưa có điểm chung. Thậm chí các hộ dân còn khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng chung đến tình hình GPMB cả dự án.

Chị Hà Thị Thào (ngõ 176 Định Công) - một trong những hộ dân đã nhiều năm khiếu kiện đòi quyền lợi phát biểu ý kiến tại hội nghị đối thoại. Ảnh: AT

Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất

Chủ trì buổi đối thoại, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Đỗ Thanh Tùng đã yêu cầu đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường đối thoại trực tiếp với các hộ dân còn thắc mắc.

Kết luận buổi đối thoại Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Đỗ Thanh Tùng nhấn mạnh: “Ngay từ bây giờ, lúc này và kể cả thời gian sau này người dân có quyền được bảo lưu ý kiến, đòi hỏi quyền lợi của mình. Nhưng quan điểm của UBND quận một mặt sẽ bảo đảm quyền lợi cho người dân, mặt khác phải bảo đảm kỷ cương của luật pháp. Sau khi tuyên truyền vận động nếu các hộ vẫn có tình chây ì, không phối hợp nhận tiền, bàn giao mặt bằng, quận Hoàng Mai sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, tháo dỡ công trình tài sản bắt đầu từ ngày 6/4/2022”.

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Đỗ Thanh Tùng cho biết: “Sau khi tuyên truyền vận động nếu các hộ vẫn có tình chây ì, không phối hợp nhận tiền, bàn giao mặt bằng, quận Hoàng Mai sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, tháo dỡ công trình tài sản bắt đầu từ ngày 6/4/2022”.

Đầu năm 2021, Sở GTVT Hà Nội cũng báo cáo đề xuất Thành ủy về nhóm 7 công trình đường vành đai nằm trong danh mục nhóm công trình giao thông quan trọng triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, giai đoạn tiếp theo Hà Nội dự kiến đầu tư trên 7.300 tỷ đồng để khép kín tuyến Vành đai 2,5 từ Đầm Hồng đến phố Ngụy Như Kon Tum với độ dài khoảng 1,9km.

Điểm cuối tuyến của dự án kết nối với đường Kim Đồng qua nút giao với đường Giải Phóng. Năm 2018, UBND Hà Nội đã phê duyệt nghiên cứu tiền khả thi dự án hầm chui qua đây để tránh xung đột với hệ thống đường sắt. Theo phương án hầm chui dài khoảng 600m với tổng mức đầu tư 670 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án dự kiến năm 2019 - 2020, tuy nhiên đến nay hầm chui này chưa được khởi công do đường Vành đai 2,5 Đầm Hồng - quốc lộ 1 chưa hoàn thành.

Không cần phải nói thì những thiệt hại về mặt kinh tế do việc chậm trễ GPMB đã được thấy rõ và nếu chỉ dừng lại ở mặt tuyên truyền, giải thích thì không biết đến bao giờ dự án mới hoàn thành. Trao đổi với nhóm phóng viên Kinh tế & Đô thị, các hộ dân cho biết họ ghi nhận sự cầu thị, lắng nghe của chính quyền nhưng vì quyền lợi, nên phải bám trụ dù biết mình sai. Những vấn đề liên quan đến GPMB của dự án đã kéo dài gần 20 năm sẽ được chúng tôi phản ánh trong các bài viết tiếp theo.

Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai

Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

28/01/2025 | 04:39

Kinhtedothi - Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như đang hối hả, bận rộn hơn khi nơi đây đang bước vào vụ hoa lớn nhất trong năm, phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận dịp Tết.

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

26/01/2025 | 11:50

Kinhtedothi - Dù còn những khó khăn, nhưng với quyết tâm cao trong lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của UBND huyện, cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai năm 2024 đã có nhiều khởi sắc.

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

26/01/2025 | 11:25

Kinhtedothi – Tăng cường tuyên truyền, giám sát việc chấp hành các quy định về PCCC… là những việc mà Công an quận Tây Hồ tập trung thực hiện nhằm ngăn chặn những nguy cơ mất an toàn về cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là các nơi thờ cúng, đốt vàng mã.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ