Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quan tâm phát triển giao thông xanh khu vực quanh Hồ Tây

Kinhtedothi-Chiều 8/11, Đoàn giám sát số 2 của Thường trực HĐND TP Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn làm việc với quận Tây Hồ theo chương trình giám sát chuyên đề về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đô thị.

Tổ chức có hiệu quả các đợt ra quân, xử lý vi phạm trật tự đô thị

Thông tin tới Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Hoàng Tuấn Anh cho biết, thời gian qua, UBND quận tập trung cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Các đợt ra quân, xử lý vi phạm được tổ chức hiệu quả, có hiệu lực, huy động được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Trong 6 tháng đầu năm 2023, các đơn vị Công an quận đã xử lý 6.027 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ, trật tự đô thị xử phạt số tiền trên 5,9 tỷ đồng. Các trường hợp vi phạm chủ yếu liên quan đến nồng độ cồn, xe quá tải, chở vật liệu rơi vãi, các phương tiện dừng, đỗ sai quy định; kinh doanh, buôn bán lấn chiếm hè đường, bán hàng rong hoặc trên lòng đường đô thị.

Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến phát biểu tại buổi làm việc

Hiện nay, theo phân cấp quản lý, UBND quận cấp giấy phép tạm thời sử dụng hè đường để các đơn vị có chức năng thực hiện việc trông giữ phương tiện tại các tuyến đường, phố trên địa bàn với 10 vị trí. UBND quận cũng đã ban hành các kế hoạch ra quân giải tỏa lấn chiếm hè phố, lòng đường; hàng năm ban hành quyết định thành lập Tổ liên ngành kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý nhà nước về giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn; chỉ đạo Tổ liên ngành thường xuyên kiểm tra các vị trí được cấp phép với mục đích chấn chỉnh, nhắc nhở, xử phạt các đơn vị. Qua kiểm tra, các đơn vị được UBND quận cấp phép tạm thời sử dụng hè đường để trông giữ phương tiện cơ bản đảm bảo các điều kiện được quy định.

Thành viên Đoàn giám sát nêu vấn đề cần trao đổi, làm rõ

Với công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, thời gian qua UBND quận Tây Hồ đều thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng đúng quy trình, đúng chế độ chính sách theo quy định. Đến nay, một số dự án xây dựng, cải tại đã thực hiện xong như: Tuyến đường Văn Cao - Hồ Tây, tuyến đường ngõ 124 Âu Cơ (nay là phố Tứ Liên), tuyến đường ngõ 45 Võng Thị; ngõ 612 Lạc Long Quân, cải tạo vệ sinh môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê, cải tạo nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu (hoàn thành trong năm 2023).

Cùng với đó, một số dự án đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng như: Xây dựng vườn hoa cây xanh xung quanh khu vực hồ Thủy Sứ dưới; dự án Xây dựng ngõ 254 Thụy Khuê, dự án Cải tạo vệ sinh môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê, dự án Cải tạo môi trường hồ Tứ Liên, dự án Xây dựng tuyến đường ngõ 343 An Dương Vương.

Phát huy lợi thế giao thông thủy để phát triển du lịch

Tại buổi giám sát, đại biểu HĐND TP đã trao đổi, đề nghị UBND quận Tây Hồ và các sở, ngành liên quan quản lý công tác giao thông đô thị bằng nền tảng số; phát triển giao thông xanh ở khu vực ven Hồ Tây; phát huy lợi thế giao thông thủy để phát triển du lịch kết hợp với tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn trên địa bàn.

Quang cảnh buổi làm việc chiều 8/11

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên ghi nhận những kết quả đạt được của quận Tây Hồ như việc kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo; thực hiện tốt các quy định trong việc tổ chức trông giữ phương tiện tại hè phố, lòng đường...

Tuy nhiên, theo Trưởng Đoàn giám sát, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, nhiều nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra như, việc triển khai thực hiện quy hoạch đô thị còn chậm; Tình trạng vi phạm lấn chiếm hè phố, lòng đường để kinh doanh buôn bán; phương tiện dừng đỗ sai quy định trên các tuyến phố vẫn diễn ra...

Từ những tồn tại nêu trên, Trưởng Đoàn giám sát đề nghị UBND quận Tây Hồ chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan để tháo gỡ các vướng mắc về chính sách, cơ chế, đề xuất, báo cáo kịp thời với UBND Thành phố để chỉ đạo giải quyết. Đồng thời, cần xây dựng kế hoạch, lộ trình để từng bước tháo gỡ, giải quyết dứt điểm những tồn tại, hạn chế, đúng thời gian và quy định.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng trong công tác quản lý nhà nước đối với các đơn vị, phòng, ban, ngành của quận, UBND các phường để chỉ đạo toàn diện, thống nhất; gắn trách nhiệm đối với người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các Tổ chức Chính trị - Xã hội trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị và vệ sinh môi trường.

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền sâu, rộng, bằng nhiều hình thức, đổi mới, sáng tạo nhằm tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức tự giác chấp hành các quy định của người dân về giao thông đô thị. 

Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án công trình dân dụng

Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án công trình dân dụng

Chia sẻ
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ