Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quận Thanh Xuân: 100% cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm bị xử lý nghiêm

Kinhtedothi - Chiều 10/1, đoàn liên ngành số 2 TP Hà Nội về an toàn thực phẩm (ATTP) dịp Tết Dương lịch, Tết Quý Mão và lễ hội Xuân năm 2023 đã có cuộc làm việc với quận Thanh Xuân.

Thông tin tại cuộc làm việc, Trưởng phòng Y tế quận Thanh Xuân Phạm Hồng Diệp cho biết, thực hiện Quyết định số 292/KH-UBND của UBND TP Hà Nội, quận đã sớm ban hành các quyết định về việc thành lập 15 đoàn kiểm tra liên ngành ATTP dịp Tết Dương lịch, Tết Quý Mão và lễ hội Xuân năm 2023; trong đó có 4 đoàn của quận và 11 đoàn tuyến phường.

Trong tháng cao điểm Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và lễ hội Xuân năm 2023, các đoàn đã tiến hành kiểm tra 258 cơ sở, trong đó có 64 cơ sở do quận quản lý và 194 cơ sở thuộc quản lý của tuyến phường. 19 cơ sở đã bị cơ quan chức năng quận Thanh Xuân xử phạt, với tổng số tiền 43,75 triệu đồng. Đáng chú ý, 100% cơ sở có vi phạm đều bị xử lý nghiêm.

Trưởng phòng Y tế quận Thanh Xuân Phạm Hồng Diệp thông tin tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Nguyễn.

Các vi phạm ATTP được ghi nhận chủ yếu là nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập; dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy; bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ không bảo đảm vệ sinh; không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tưới sống…

Song hành với kiên quyết xử lý theo quy định pháp luật đối với các cơ sở có vi phạm về ATTP, cơ quan chức năng quận Thanh Xuân cũng chú trọng thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể sản xuất – kinh doanh và người tiêu dùng.

Riêng trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và lễ hội Xuân năm 2023, toàn quận đã thực hiện 110 lượt phát thanh; treo 15 băng rôn, khẩu hiệu; cấp phát 807 tờ rơi, áp phích về quy định ATTP, 10 tiêu chí ATTP đối với dịch vụ ăn uống, quy trình 4 bước rửa bát sạch, 6 bước rửa tay sạch…

Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Đặng Khánh Hòa phát biểu tại cuộc làm việc.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Đặng Khánh Hòa, địa phương luôn quan tâm, chú trọng, coi công tác bảo đảm ATTP là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong năm. Nhờ đó, những năm gần đây, địa phương luôn được TP đánh giá nằm trong tốp đầu của tuyến quận về bảo đảm ATTP.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, ông Hòa cũng thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, bao gồm cả khía cạnh khách quan, khi năm 2022 là thời điểm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh bước vào giai đoạn phục hồi. Biến động về chủ sở hữu, người quản lý các cơ sở diễn ra thường xuyên, khó quản lý...

“Trong năm 2023, quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục tập trung giám sát có trọng tâm, trọng điểm công tác ATTP; đồng thời xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm; phấn đấu kết quả bảo đảm ATTP tốt hơn năm 2022…” - ông Đặng Khánh Hòa nói.

Ông Ngô Đình Loát - Phó Trưởng đoàn liên ngành số 2 TP Hà Nội về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp lê Tết 2023 phát biểu tại cuộc làm việc.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Trưởng đoàn liên ngành số 2 TP Hà Nội Ngô Đình Loát đánh giá cao những kết quả mà quận Thanh Xuân đã đạt được trong năm qua. Quận cũng đã bám sát, triển khai kịp thời, có hiệu quả Kế hoạch số 292/KH-UBND của UBND TP Hà Nội và các văn bản có liên quan trong dịp lễ Tết 2023.

Dù vậy, ông Ngô Đình Loát cũng đề nghị quận Thanh Xuân tiếp tục quan tâm, quản lý giám sát chặt chẽ các cơ sở sản xuất – kinh doanh, nhất là ở tuyến phường và tại các chợ dân sinh. Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, trong đó chú trọng đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương thức thể hiện nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của chủ thể và các tầng lớp nhân dân...

Trước đó, đoàn liên ngành số 2 TP Hà Nội về bảo đảm ATTP dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và lễ hội Xuân năm 2023 đã kiểm tra thực tế việc chấp hành quy định về ATTP tại Siêu thị Aeon nằm trên đường Vũ Tông Phan (quận Thanh Xuân). Theo đó, siêu thị này cơ bản đảm bảo các điều kiện ATTP. Thành viên đoàn đã góp ý, nhắc nhở một vài khía cạnh liên quan đến sơ chế, chế biến để chủ sở hữu siêu thị tập trung khắc phục.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ