Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Bình: Sôi nổi lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ

Kinhtedothi - Sáng 30/4, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình) diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ năm 2022, đây là hoạt động chính trong Tuần Văn hóa du lịch Đồng Hới. Dịp này, Lễ hội cũng đã đón bằng công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ, được tổ chức nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, rèn luyện bản thân. Với mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu; thi thố sức trai, sức gái để chuẩn bị vật lộn với mùa mưa bão, chế ngự thiên nhiên.
Ngày nay, lễ hội được tổ chức hàng năm vào dịp 30/4, ngày Giải phóng miền Nam Thống nhất đất nước, kỷ niệm dấu mốc vàng son của dân tộc. Lễ hội là nét văn hóa đặc sắc của ngư dân các địa phương ở ven sông và biển Nhật Lệ, bắt nguồn từ hội bơi trải “Lục niên cạnh độ” (6 năm tổ chức 1 lần).
Năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thông qua lễ hội, nhằm quảng bá, giới thiệu đến người dân và du khách những nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống của ngư dân miền biển Quảng Bình. Đây cũng là năm sự kiện này được tổ chức lại, sau khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát.
Tham dự giải đua thuyền năm nay có 8 đội thi đấu gồm: Xã Bảo Ninh 4 thuyền, xã Quang Phú 1 thuyền, phường Hải Thành 1 thuyền, phường Phú Hải 1 thuyền, phường Đồng Hải 1 thuyền. Mỗi thuyền có 23 vận động viên, tương đương với gần 200 người thi đua chèo lái sôi nổi trên sông Nhật Lệ.
Cuộc đua diễn ra một lần với cự ly đường đua dài 12,5km. Các thuyền thi đấu 2 vòng đua, điểm xuất phát gióng ngang từ cảng cá Nhật Lệ sang thôn Hà Dương (xã Bảo Ninh), cách 500m về phía thượng nguồn. Khi có hiệu lệnh xuất phát, 8 thuyền đua di chuyển về phía hạ nguồn và quay vòng tại điểm gióng ngang ở công viên Đồng Hải. Rồi tiếp tục quay về tiêu thượng nguồn lặp lại vòng thứ 2 như vòng thứ nhất và về đích trước tượng đài Mẹ Suốt…
Từ sáng sớm, hàng nghìn người dân và du khách đã tụ tập dọc hai bên bờ Nhật Lệ xem đua thuyền. Tiếng reo hò, cỗ vũ các đội đua khiến cho không khí trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Ban Tổ chức đã bố trí lực lượng y tế, công an, quân sự… phối hợp bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cuộc đua, chăm sóc sức khỏe cho các vận động viên, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Lần đầu tham dự vào lực lượng cứu hộ, anh Phạm Thế Lợi, Đội Quy tắc và Trật tự TP Đồng Hới cho biết, đây là lần đầu anh tham gia vào công tác cứu hộ cứu nạn tại giải đua, nhiệm vụ của anh là thường xuyên quan sát các đội đua để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra. “Được tham gia vào lực lượng này, tôi cảm thấy rất vui và tự hào khi đóng góp một phần nào đó cho giải đấu thành công tốt đẹp” - anh Phạm Thế Lợi cười nói.
Dịp này, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ lần đầu được phát sóng trực tiếp tại địa phương. Giúp cho người dân và du khách có thể theo dõi những màn đua đầy kịch tích trên truyền hình.
Sau hơn 1 giờ tranh đua quyết liệt, đội đua thôn Đồng Dương đã vinh dự đoạt giải nhất; đứng sau là đội đua phường Hải Thành; giải Ba thuộc về đội đến từ thôn Trung Bính (xã Bảo Ninh). Háo hức khi là đội đạt giải nhất, anh Phạm Văn Lý, Đội trưởng đội đua thôn Đồng Dương chia sẻ: Chúng tôi rất đỗi vui sướng và tự hào, đây là lần đầu tiên trong lịch sử tham gia giải đấu, thôn chúng tôi về nhất cuộc đua. Mặc dù thời gian luyện tập khoảng được 1 tuần, nhưng chúng tôi đã cố gắng hết sức mình, cống hiến những màn tranh tài đặc sắc đến khản giả.
Kết thúc cuộc thi, đội chiến thắng thì hân hoan ca hát, hò reo, đội thua thì xuýt xoa tiếc nuối và quyết tâm sẽ chiến thắng vào lễ hội năm sau. Ban tổ chức tiến hành trao giải thưởng cho các đội, khép lại Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ năm 2022.
Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND TP Đồng Hới Hoàng Ngọc Đan cho biết: "Lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ là một nét văn hóa đặc sắc mang tính xu hướng của ngư dân miền biển. Chúng tôi vinh dự khi lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo tồn và phát huy nhằm đưa lễ hội này vào sự phát triển kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy du lịch địa phương".
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ