Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Nam tăng trưởng kinh tế cao nhất miền Trung

Kinhtedothi - Quý I/2022, Quảng Nam duy trì đà tăng trưởng kinh tế với GRDP ước tăng 11,24% so với cùng kỳ và là tỉnh có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực kinh tế trọng điểm Miền Trung.

GRDP tăng 11,24%

Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3, quý I/2022 và một số nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2022 diễn ra ngày 7/4, ông Nguyễn Tấn Văn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Quảng Nam cho biết, quý I năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tăng 11,24% so với cùng kỳ. Đây là mức trưởng khá cao so với cả nước, là tỉnh có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực kinh tế trọng điểm Miền Trung.

Quý I/2022, GRDP Quảng Nam ước tăng 11,24% so với cùng kỳ.

Cụ thể, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp khởi sắc, thích ứng với tình hình mới. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,09% so với cùng kỳ, riêng ngành công nghiệp tăng 15,62%. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng 3/2022 tăng 22,5% so tháng trước và tăng 17,7% so với cùng kỳ; trong đó, tăng chủ yếu ở 3 nhóm ngành lớn: Công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 20,1%), cung cấp nước, xử lý rác thải (tăng 9,3%), ngành công nghiệp khai khoáng (tăng 5%); riêng ngành sản xuất và phân phối điện giảm 3,7% so với cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,8%; chỉ số tồn kho giảm 23,4%; chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 6,6% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, hoạt động thương mại và dịch vụ sôi động trở lại, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh do chính sách mở cửa du lịch và các hãng hàng không nối lại nhiều đường bay quốc tế. Tốc độ tăng trưởng khu vực thương mại, dịch vụ tăng 3,3% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 15.200 tỷ đồng (tăng 8,2%) so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa khoảng 12.000 tỷ đồng (chiếm 78,2% và tăng 8,6%); doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống trên 2.000 tỷ đồng (tăng 7,2%).

Tiền đề để tăng trưởng du lịch

Theo ông Nguyễn Tấn Văn, Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 là tiền đề để địa phương này từng bước khôi phục và lấy lại đà tăng trưởng cho ngành du lịch. Trong 3 tháng đầu năm 2022, tổng lượt khách lưu trú đạt 207 ngàn lượt, tăng 21,4% so với cùng kỳ. Trong đó khách quốc tế đạt 4 nghìn lượt, nội địa đạt 203 nghìn lượt.

Quảng Nam họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2022.

Trong quý I/2022, hoạt động ngân hàng trên địa bàn ổn định. Tổng nguồn vốn huy động đạt 69.660 tỷ đồng, tăng 2,5% so với đầu năm và tăng 8,08% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 8.744 tỷ đồng, đạt 38% dự toán và tăng 18% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 6.265 tỷ đồng, đạt 35% dự toán năm và tăng 2% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương 5.622 tỷ đồng, đạt 23,5% dự toán năm; trong đó, chi thường xuyên hơn 2.368 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển 3.254 tỷ đồng.

Thu ngân sách chủ yếu ở khu vực công nghiệp ô tô từ Tập đoàn Ô tô Trường Hải và các doanh nghiệp thủy điện, với tổng doanh thu đạt 4.707 tỷ đồng, đạt 39% dự toán, tăng 19% so với cùng kỳ.

Thu xuất nhập khẩu đạt 2.471 tỷ đồng, đạt 49% dự toán, tăng 110% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương 5.622 tỷ đồng, đạt 23,5% dự toán năm; trong đó, chi thường xuyên hơn 2.368 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển 3.254 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hồng Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian tới, địa phương tập trung các giải pháp trọng tâm vừa kiểm soát dịch bệnh vừa đẩy mạnh khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh triển khai nhiều dự án, công trình hạ tầng trọng điểm để tạo bước đột phá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc với tỉnh Quảng Nam vào cuối tháng 3 vừa qua.

Đêm Mỹ Sơn huyền thoại – sản phẩm du lịch mới của Quảng Nam

Đêm Mỹ Sơn huyền thoại – sản phẩm du lịch mới của Quảng Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ