Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Cần quan tâm phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kinhtedothi- Người đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi bày tỏ mong muốn các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cần thực hiện phù hợp và hiệu quả hơn.

Sáng 19/10, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân đối thoại với đại diện bí thư chi bộ, trưởng thôn và người có uy tín ở các huyện miền núi và các huyện đồng bằng có đồng bào dân tộc thiểu số.

Quang cảnh buổi đối thoại.

Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Phạm Viết Nho- người có uy tín ở huyện Ba Tơ bày tỏ, lâu nay người dân rất quan tâm việc trồng cây gì, nuôi con gì mang giá trị kinh tế cao. Tỉnh cũng đã triển khai thực hiện các nghị quyết về phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhưng kết quả không như mong đợi.

"Hiện nay, căn cứ theo hộ nghèo tiêu chuẩn mới thì tỷ lệ hộ nghèo ở miền núi rất cao, nhiều hộ thoát nghèo giai đoạn trước lại tái nghèo ở giai đoạn này. Tỉnh phải có hướng thay đổi, hỗ trợ hiệu quả hơn cho bà con trong thời gian tới"- ông Nho đề nghị.

Ông Phạm Viết Nho- người có uy tín ở huyện Ba Tơ.

Cũng liên quan đến phát triển kinh tế cho đồng bào miền núi, ông Đinh Như Tro- người cao tuổi huyện Sơn Hà cho rằng: “Tỉnh cần nghiên cứu phát triển sản xuất theo mô hình tổ hợp tác sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi; điều chỉnh phương thức hỗ trợ từ cây con, giống thành việc hỗ trợ tiền để bà con tự mua, có sự theo dõi giám sát của địa phương. Vì thực tế thời gian qua, việc hỗ trợ cây con giống đạt hiệu quả thấp”.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương, thời gian qua, việc hỗ trợ cây con giống cho các hộ gia đình là hỗ trợ trực tiếp. Đồng thời, ngành có nhận phản ánh của bà con về việc thời điểm hỗ trợ không phù hợp, cấp con giống mùa lạnh không tốt, ảnh hưởng việc chăm sóc.

“Tuy nhiên, việc hỗ trợ không thể cấp tiền trực tiếp như đề xuất của bà con. Ngành sẽ phối hợp với chính quyền để thực hiện lựa chọn, đánh giá từng thời điểm, từng địa phương để cấp cây, con giống phù hợp với năng lực, thổ nhưỡng, khí hậu, tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt”- ông Hồ Trọng Phương nói.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân, ngành nông nghiệp cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc hỗ trợ cây con, giống cho bà con không đạt hiệu quả. “Việc hỗ trợ cây con giống phải phù hợp, đảm bảo cây trồng, vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt. Vấn đề này không phụ thuộc ý chí chủ quan của cơ quan nhà nước hay chuyên ngành mà phải xuất phát từ thực tiễn"- bà Vân nhấn mạnh.

Bà Bùi Thị Quỳnh Vân cũng yêu cầu, ngành nông nghiệp và các địa phương cần phối hợp ngân hàng chính sách xã hội để có cơ chế hỗ trợ cho bà con phát triển kinh tế, thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo cho đồng bào miền núi, đảm bảo các nguồn lực phải đi vào thực tiễn và phát huy hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, nội dung nào thuộc thẩm quyền của tỉnh thì cần có đề xuất cụ thể để điều chỉnh kịp thời.

Tại hội nghị, đại biểu các dân tộc đồng bằng thiểu số ở Quảng Ngãi còn bày tỏ nhiều tâm tư, nguyện vọng khác về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, giáo dục, đất đai, tái định cư… và được đại diện các sở, ngành chức năng giải đáp.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân, việc đối thoại có ý nghĩa chính trị quan trọng trong thời điểm tỉnh tập trung thực hiện các nghiệm vụ trọng tâm của nghị quyết đại hội đảng lần thứ XX, trong đó có xóa đói giảm nghèo và các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội đồng bào các dân tộc miền núi.

Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi trao bảng hỗ trợ cho các địa phương.

Dịp này, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp cùng UBMTTQ Việt Nam tỉnh vận động các nguồn lực để hỗ trợ cho người dân các địa phương đang gặp khó khăn và đại biểu dự buổi đối thoại với tổng kinh phí hơn 5,2 tỷ đồng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ