Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: cây dứa mở hướng thoát nghèo

Kinhtedothi- Cây dứa MD2 đang mở ra hướng mới cho nông dân huyện miền núi Sơn Tây trong chuyển đổi từ vườn tạp, đất vườn đồi kém hiệu quả để tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Đầu năm 2023, UBND huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đưa vào thử nghiệm mô hình trồng dứa MD2 tại thôn Nước Tang (xã Sơn Bua) trên diện tích 500 m2, quy mô 2.500 cây.

Sau 18 tháng chăm sóc, cây dứa sinh trưởng và phát triển tốt, thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương và đã cho thu hoạch đợt đầu tiên.

Mô hình dứa MD2 được trồng thử nghiệm tại thôn Nước Tang (xã Sơn Bua).

Theo chia sẻ của anh Đinh Văn Mong-hộ dân được chọn thực hiện thí điểm mô hình, trong mùa đầu tiên, dứa có trọng lượng bình quân 1-1,5 kg/quả. Với 2.500 cây, sản lượng gia đình thu về đạt hơn 3 tấn dứa.

Ngoài bán dứa thương phẩm tại vườn với giá từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, anh Mong còn bán được chồi giống với giá khoảng 2.000 đồng/chồi. Sau khi trừ hết các chi phí làm đất, nhân công, cây giống, phân bón,… anh thu được về khoảng lãi chừng 5,5 triệu đồng/500 m2.

Mỗi quả dứa có trọng lượng từ 1-1,5 kg.

“Năm đầu tiên trồng dứa phải tốn nhiều chi phí đầu tư nên lợi nhuận thấp, nhưng từ mùa thứ 2 trở đi không tốn tiền mua giống nên lợi nhuận sẽ tăng và cao hơn so với trồng sắn, trồng keo. Sắp đến tôi sẽ mở rộng diện tích, trồng nhiều hơn để tăng thu nhập cho gia đình”- anh Mong nói.

Thấy giống dứa MD2 thơm ngon, chị Lê Thị Phương (thôn Đắc Trên, xã Sơn Dung) cũng đặt 500 cây giống đem về trồng thử trong vườn đồi của gia đình. Đến nay, vườn dứa đã cho thu hoạch mùa thứ 2. Chị Phương còn trồng dứa xen với bưởi, mít để lấy ngắn nuôi dài.

Vườn dứa của chị Phương còn trồng xen các loại cây khác để lấy ngắn nuôi dài.

“Với đất đồi núi, cách trồng này có ưu thế hơn hẳn trồng chuyên canh bởi giảm được cỏ dại, cho thu nhập đồng thời của nhiều loại cây. Cây dứa dễ trồng, ít sâu bệnh, tốn ít công chăm sóc và thích hợp với nhiều vùng đất khác nhau, nhất là vùng gò đồi"- chị Phương nói.

Theo chị Phương, cây dứa từ khi trồng đến khi thu hoạch mất khoảng 14-16 tháng, nhưng từ vụ sau rút ngắn còn 12 tháng. Thời gian thu hoạch dứa kéo dài từ 2-3 tháng, người trồng có thể chủ động đầu ra cho sản phẩm.

Vườn dứa của chị Phương đã thu hoạch mùa thứ 2.

Sơn Tây là một trong hai huyện nghèo của tỉnh Quảng Ngãi. Toàn huyện có trên 5.300 hộ dân với 91% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số Cadong, H’re.

Để nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Sơn Tây đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm tìm hướng đi mới thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi vùng đất khó này.

Theo Phó Chủ tịch UBND  huyện Sơn Tây Đinh Trường Giang, qua mô hình thí điểm cũng như một số nông dân trên địa bàn huyện tự thực hiện cho thấy, cây dứa MD2 thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng huyện Sơn Tây và mang lại hiệu quả kinh tế.

“Có thể nói, cây dứa MD2 là một trong những loại cây phù hợp, có triển vọng, mở ra hướng mới cho nông dân Sơn Tây chọn để chuyển đổi từ vườn tạp, đất vườn đồi kém hiệu quả, nhằm tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương”- ông Đinh Trường Giang nhận định.

Cây dứa MD2 là một trong những loại cây phù hợp, có triển vọng mở ra hướng mới cho nông dân Sơn Tây.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây cũng cho rằng, để nhân ra diện rộng, UBND huyện đã giao các phòng chức năng và tính toán kỹ, chặt chẽ từ các khâu, trồng, chăm sóc để phát huy hiệu quả mô hình.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân cách trồng, chăm sóc để phát huy hiệu quả kinh tế, từng bước giảm nghèo bền vững cho người dân

Từ hiệu quả bước đầu của mô hình trồng dứa MD2, huyện Sơn Tây đang vận động Nhân dân tận dụng chồi giống thu được tiếp tục triển khai trồng lại trên diện tích đã có và nhân ra diện rộng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ