Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Chấm dứt việc nuôi thủy hải sản ở vùng biển thuộc Khu kinh tế Dung Quất

Kinhtedothi - Cùng với việc chi trả hỗ trợ, chính quyền huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) yêu cầu các hộ dân nuôi trồng thủy hải sản tại khu vực quy hoạch làm khu công nghiệp Dung Quất tháo dỡ toàn bộ lồng bè và cấm tái diễn việc nuôi cá trở lại tại khu vực này.

Ông Nguyễn Thanh Vũ - Chủ tịch UBND xã Bình Đông cho biết: Toàn xã có 46 hộ dân được hỗ trợ chi phí để tháo dỡ lồng bè, chuyển đổi ngành nghề, với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Việc vận động nhân dân tháo dỡ lồng bè và chuyển đổi nghề nghiệp tại khu vực cảng Dung Quất là do khu vực này không nằm trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản, khu vực này sau này sẽ thực hiện một số dự án. Nếu không vận động người dân ra khỏi khu vực này thì sau này dễ xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, thiệt hại kinh tế của người dân.
 Các hộ dân tháo dỡ lồng bè nuôi thủy hải sản
Theo ông Vũ, sau khi UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành các quyết định hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cùng với hỗ trợ một phần cá chết của bà con trong đợt lũ của cuối năm 2018, thì các hộ đều đồng ý nhận. Hiện nay, chính quyền địa phương đang tiếp tục vận động các hộ dân không thả mới cá giống và xây dựng lồng bè mới.
Từ năm 2004 đến nay, việc nuôi cá lồng bè tại khu vực xã Bình Đông (khu vực khu kinh tế Dung Quất) đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, việc nuôi cá lồng bè tại khu vực này là mang tính tự phát, không nằm trong vùng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy hải sản của tỉnh Quảng Ngãi.
Thực hiện chủ trương chung của tỉnh, sáng 23/4, huyện Bình Sơn tổ chức chi trả hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề và vận động 86 hộ dân nuôi cá lồng bè ở khu vực cảng Dung Quất thuộc các xã Bình Đông, Bình Thạnh và Bình Thuận ngừng nuôi cá, tháo dỡ lồng bè với tổng số tiền hỗ trợ chi trả hơn 9 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách và hỗ trợ của doanh nghiệp trên địa bàn KKT Dung Quất do chính quyền Bình Sơn kêu gọi vận động), gồm các khoản: hỗ trợ thiệt hại do cá nuôi chết, chuyển đổi nghề nghiệp, tiền đã đầu tư làm lồng bè trước đó...
 Các hộ dân ký cam kết và nhận tiền hỗ trợ
Ông Nguyễn Kim Đức, (thôn Sơn Trà, xã Bình Đông), một trong những hộ nuôi cá lồng ở vùng biển này bày tỏ: Dù làm nghề nuôi hải sản ở đây đã lâu, có thu nhập khá từ nghề này nhưng giờ thực hiện chủ trương chung nên gia đình chấp nhận tháo dỡ lồng bè.
Ông Đức cũng cho biết hiện gia đình đã bắt đầu làm lồng bè và thả nuôi ở khu vực thôn Châu Me, xã Bình Châu. Một số thành viên khác trong gia đình sẽ quay lại làm nghề biển.
Ông Nguyễn Quang Trung - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho hay, ngoài yêu cầu ký cam kết, huyện sẽ thành lập một tổ gồm các lực lượng chức năng để theo dõi, giám sát và xử lý nếu phát hiện trường hợp thả nuôi trở lại.
“Người dân phải tuyệt đối tuân thủ yêu cầu của chính quyền; nếu lén thả nuôi mà gặp sự cố dẫn đến cá chết như vừa rồi không chỉ thiệt hại về kinh tế, mà còn bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật”, ông Trung nói.
Theo ông Trung, tình trạng nuôi cá lồng bè tự phát trong vùng biển cảng Dung Quất thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tàu thuyền và việc xuất nhập hàng hóa, gây mất an toàn, an ninh khu vực cảng... Không chỉ vậy, những năm gần đây, việc nuôi cá gặp nhiều rủi ro, gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với người nuôi. Gần đây nhất là vào tháng 10/2018, hàng trăm tấn cá của các hộ nuôi trong khu vực này bị chết hàng loạt. Sau đó, UBND tỉnh và doanh nghiệp đã hỗ trợ cho các hộ nuôi có cá lồng bè bị chết hơn 1,1 tỷ đồng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ