Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Huyện đảo Lý Sơn “khát” nước ngọt

Kinhtedothi - Nắng hạn kéo dài, trong khi đó nhu cầu sử dụng nước cho việc canh tác hành, tỏi ngày càng tăng đã làm túi nước ngọt của đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang ở trong tình trạng báo động vì bị tụt giảm và bị nhiễm mặn.

Giếng nước phần lớn bị nhiễm mặn
Từ đầu năm đến nay, nắng hạn diễn ra gay gắt và kéo dài làm cho tình trạng thiếu nước sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân ngày càng nghiêm trọng, đồng thời làm hàng loạt giếng bị thiếu nước và nhiễm mặn.
Khai thác nguồn nước quá mức để phục vụ sản xuất hành tỏi là một trong những nguyên nhân làm suy giảm nguồn nước.
Theo báo cáo của UBND huyện Lý Sơn, các giếng cung cấp nước sinh hoạt cho nhân đân đến nay phần lớn bị nhiễm mặn và thiếu nuớc. Hiện có khoảng 3.500 hộ trên địa bàn huyện bị thiếu nước (xã An Vĩnh là 2.000 hộ và xã An Hải là 1.500 hộ), trong đó có 213 số hộ bị thiếu nước phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn. Trong khi đó, tại xã An Bình (đảo Bé), ngay từ đầu năm, người dân phải mua nước ngọt từ đảo Lớn sang với giá cao ngất ngưởng.
Huyện Lý Sơn hiện có 2 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, gồm: Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt huyện Lý Sơn và Nhà máy lọc nước mặn thành nuớc ngọt tại xã An Bình (đảo Bé) do Công ty TNHH Doosan Vina dã tài trợ. Tuy nhiên, do ảnh huởng của việc biến đổi khí hậu, nắng hạn kéo dài, bên cạnh việc khai thác quá mức phục vụ cho nhu cầu sản xuất hành, tỏi của người dân đã gây nên thiếu hụt, làm nhiễm mặn nguồn nước. Qua thống kê, hiện nay trên đảo có 1.300 giếng nước, tăng 750 giếng so với năm 2014.
Vì thiếu nước ngọt, sản xuất nông nghiệp trên đảo cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Nông dân chỉ xuống giống 201/710ha diện tích cây hành. Có thời điểm, nhiều diện tích đất nông nghiệp trên đảo phải bỏ hoang.
Kết quả điều tra của Sở Tài nguyên & Môi trường và Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung mới đây cho thấy, nước dưới đất trong tầng chứa nước bazan trên đảo Lý Sơn đã và đang có xu hướng tăng diện tích bị xâm nhập mặn. Nguồn nước mặn đã lan đến trung tâm của đảo.
Ngoài nhiễm mặn, nguồn nước còn bị nhiễm hàm lượng các chất có trong phân bón (nitrat và vi sinh) ở nhiều nơi. Phân tích mẫu nước trên đảo có hàm lượng nitrat và vi sinh đều vượt chuẩn cho phép, nhất là hàm lượng nitrat vượt giá trị giới hạn cho phép từ 1,4 đến 12,6 lần.
Tìm cách cứu nguồn nước
Nguồn cung cấp nước tưới phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên dia bàn huyện chủ yếu từ hồ chứa nước Thới Lới. Để có nguồn nước ổn định lâu dài, chính quyền huyện Lý Sơn đã khuyến cáo người dân hạn chế khoan giếng, dùng chung giếng nước, xây bể chứa dự trữ nước mưa, trồng và bảo vệ cây xanh để giữ nước.
 Nguồn nước ở Lý Sơn đang bị khai thác quá mức.
Huyện Lý Sơn cũng “cầu cứu” tỉnh các phương án như: Xây dựng Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt tại đảo Lớn và nâng cấp Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt tại đảo Bé; xây hồ dự trữ nước tại đảo Bé; đầu tư dự án đưa nước sinh hoạt từ đất liền ra Lý Sơn.
Theo Trung tâm nước ngọt và vệ sinh môi trường nông thôn (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay có nhiều dự án cấp nước ngọt cho đảo Lý Sơn đang được đề xuất triển khai. Trong đó, đối với dự án: “Xây dựng mô hình cấp nước uống cho trường học và học và trạm y tế các các xã đảo của huyện Lý Sơn” đang được khẩn trương thực hiện.
Đối với dự án' “Lọc nước biển thành nước ngọt tại đảo Lớn”, thông qua Lãnh sự quán Úc tại Việt Nam, Trung tâm đang làm Việc với Hiệp hội ngành nước của Chính phủ Úc (AWB) để hỗ trợ trong việc đầu tư dự án thí điểm thử nghiệm công nghệ khứ mặn nước ngầm thành nước ngọt bằng công nghệ mCDI để giải quyết vấn đề nguồn nuớc ngầm của công trình cấp nước trung tâm huyện Lý Sơn bị nhiễm mặn. Hiện AWB đã tiến hành khảo sát, đánh giá hiên trạng thực tế tại đảo.
Đối với dự án "Dẫn nuớc ngọt từ đất liền ra đảo thì kinh phí đầu tư rất lớn. Do đó, nếu thực hiện thì tỉnh Quảng Ngãi phải đề nghị Trung ương nghiên cứu bố trí nguồn kinh phí đầu tư.

Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt ở đảo Bé bị hư hỏng sau vài năm sử dụng.

Còn theo ông Nguyễn Biện Như Sơn - Phó trưởng Phòng Tài nguyên nước (Sở TNMT Quảng Ngãi), các phương án đề xuất như đầu tư máy lọc nước biển thành nước ngọt hoặc đưa nước ngọt theo đường ống cấp nước từ đất liền ra đều khó khả thi. Trong đó, phương án đầu tư máy lọc nước biển thành nước ngọt thực tế không phát huy hiệu quả lâu dài trong môi trường nước mặn.
Minh chứng rõ nhất là nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt ở đảo Bé đã hư hỏng sau vào năm sử dụng. Còn đưa nước ngọt theo đường ống cấp nước từ đất liền ra đảo thì vốn đầu tư quá lớn. Cách tối ưu nhất là bổ cập, bảo quản, bảo vệ túi nước ngầm trên đảo.
“Bài toán đặt ra là làm sao cho lượng nước mưa trên đảo không thoát ra biển mà nằm lại, ngấm vào lòng đất, giảm lượng nước nhiễm mặn, giúp túi nước ngầm tăng lên là phương án tối ưu nhất”, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, Sở đang đề xuất phương án bổ cập nước ngầm, giảm lượng mặn, nâng tầng chứa nước ngầm theo cách “ép” nước xuống đất từ các lỗ khoan. Đây là phương pháp có mức chi phí không lớn, nếu cách làm này thành công thì sẽ tiết kiệm kinh phí vô cùng lớn so với các phương án khác.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngày vía thần Tài là ngày nào?

Ngày vía thần Tài là ngày nào?

03/02/2025 | 16:21

Kinhtedothi - Theo sách "Lễ tục trong gia đình người Việt", thần Tài là vị thần cai quản tiền tài, quan lộc ở trên trời, có danh tiếng ngút trời. Năm 2025, ngày vía Thần Tài rơi vào ngày 7/2 (tức 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025).

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ