Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: “Ôm đất” chờ quy hoạch

Kinhtedothi - "Ôm đất" chờ quy hoạch nhằm mục đích kiếm lời, hưởng lợi trong chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã làm cho tình hình quản lý đất đai tại địa bàn huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) diễn biến phức tạp.

“Sốt đất” ven biển

Mấy hôm nay, ông Nguyễn T. (thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) đang bận rộn làm các thủ tục về đất đai với dự tính sẽ bán các lô đất ven biển.

Ông T. đang cùng cán bộ địa chính đo đạc lại khu đất ven biển của gia đình.

“Đo đạc lại thì khu vực gần Gành Yến này có khoảng 8 sào đất nông nghiệp. Mấy nay người ta hỏi mua nhiều lắm, khoảng 600 triệu/sào. Giá cao nên cũng đang tính bán. Xung quanh đây nhiều nhà đã bán đất rồi”, ông T. cho hay.

Tại TP Quảng Ngãi, từ đầu năm 2022 đến nay, giá đất ở khu vực ven biển được đẩy lên khá cao. Tại các khu dân cư gần biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi), đất được rao bán ở mức 30 triệu đồng/m2. Những lô ở vị trí đắc địa mặt tiền, hướng biển được “hét” với giá 6 tỷ đồng/lô khoảng 100 m2.

“Họ mua nhiều lắm, không chỉ trong tỉnh mà các tỉnh phía Bắc cũng kéo về đây mua. Nhiều gia đình nghèo khó phất lên vì trúng đất”, bà Trần Thị Th. (xã Tịnh Khê) chia sẻ.

Đất nông nghiệp ven biển Bình Hải được hỏi mua với giá 600 triệu đồng/sào.

Được biết, trước những thông tin về các dự án du lịch và dự án giao thông lớn sắp đầu tư vào các khu vực ven biển ở Quảng Ngãi, thời gian qua, nhiều người dân không chỉ ở địa phương mà các tỉnh thành khác trong cả nước đã săn lùng mua đất, tạo nên cơn sốt đất ven biển một cách bất thường.

Theo đó, giá đất ở, đất trồng cây hằng năm khác ở các xã như: Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi), Bình Châu, Bình Hải, (huyện Bình Sơn), Đức Minh, Đức Lợi (huyện Mộ Đức), hay Phổ Quang (thị xã Đức Phổ)... liên tục tăng cao, có nơi tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba.

Siết chặt quản lý, sử dụng đất đai

Phát biểu tại cuộc họp về công tác quản lý, sử dụng đất ven biển trên địa bàn tỉnh vào trung tuần tháng 7/2022 vừa qua, ông Trần Phước Hiền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Nguồn lực đất đai là một trong những yếu tố then chốt quyết định, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các huyện ven biển vẫn chưa chặt chẽ.

Quản lý đất đai ở khu vực Ba Tân Gân (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) còn nhiều bất cập, tình trạng xây dựng trái phép kéo dài nhiều năm nhưng không được giải quyết dứt điểm.

“Một số nơi đã xảy ra tình trạng chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp mang tính đầu cơ, trục lợi”, ông Hiền nêu.

Cùng với đó là hành vi "ôm đất" chờ quy hoạch nhằm mục đích kiếm lời, hưởng lợi trong chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, làm cho tình hình quản lý đất đai diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác thu hồi đất thực hiện các dự án.

Tình trạng sử dụng đất vượt ranh giới, không đúng mục đích, lãng phí đất đai vẫn thường xuyên xảy ra; một số dự án có tiến độ giải phóng mặt bằng và triển khai đầu tư còn chậm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển phải tổ chức rà soát các quy hoạch, tập trung xử lý dứt điểm các trường hợp lấn, chiếm đất đai, xây dựng trái phép. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai và công bố công khai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021- 2030 và Kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để nhân dân biết, thực hiện và giám sát.  

Bên cạnh đó, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai ven biển, không để phát sinh các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng đất dẫn tới tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. 

Rà soát, tăng cường kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý các trường hợp trái quy định liên quan đến việc phân lô, tách thửa và chuyển nhượng đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng, đất thủy sản không đúng quy định; cho thuê, cho mượn trái phép, sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng, không lập hồ sơ cho thuê đất công ích hoặc hồ sơ không đầy đủ, rõ ràng, không thực hiện đăng ký đất đai theo quy định. Lưu ý thực hiện việc rà soát, thống kê các hồ sơ đã cho phép phân lô, tách thửa và chuyển nhượng đất  ven biển trước đây để có giải pháp xử lý đồng bộ. 

Ngoài ra, giao Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị để chỉ đạo, hướng dẫn và chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất ven biển trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành trước ngày 15/8/2022. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ