Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Phát hiện nhiều dấu tích quan trọng ở thành cổ Châu Sa

Kinhtedothi - Tại di tích Quốc gia thành cổ Châu Sa, các nhà khoa học phát hiện nhiều dấu tích quan trọng, có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa.

Ngày 8/10, Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi - Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi thông tin, công tác khai quật thăm dò tại di tích thành cổ Châu Sa, xã Tịnh Châu (TP Quảng Ngãi) đang được triển khai và phát hiện ra nhiều dấu tích quan trọng. Hiện đang tiến hành khai quật 3 vị trí được cho là các lò nung và nơi đốt ngoài trời các vật liệu kiến trúc gạch, ngói.

Một khu vực nung vật liệu kiến trúc phát lộ qua khai quật thăm dò.

“Sau khi khai quật xuất lộ nguyên vẹn lò nung và phương pháp đốt ngoài trời của các vật liệu kiến trúc gạch, ngói… có niên đại trước thế kỷ X. Tổng diện tích thăm dò đợt này của 3 hố là khoảng 15m3. Trước mắt chúng tôi sẽ làm mái che để giữ hiện trạng hố và dấu tích kiến trúc, đồng thời xin chủ trương tiếp tục khai quật quy mô lớn hơn trong những đợt tiếp theo”- tiến sĩ Khôi cho hay.

Theo tiến sĩ Khôi, sau khi Bộ Văn hóa- Thể thao & Du lịch (VH-TT&DL) cho phép, Sở VH-TT&DL tiến hành thăm dò khảo cổ tại khu vực nội thành di tích thành Châu Sa từ 12/9/2022. Với kết quả phát hiện đợt này sẽ giúp các nhà nghiên cứu tiếp tục đánh giá về di sản kiến trúc thành Châu Sa, giá trị của những di tích hiện còn nằm trong lòng đất, từ đó nhận định rõ hơn vai trò của thành Châu Sa trong lịch sử Chămpa, Đại Việt; xác định tầm quan trọng của thành Châu Sa trong không gian giao thương với bên ngoài thông qua hệ thống đường sông và cửa biển...

Qua khai quật thăm dò đã phát hiện nhiều dấu tích quan trọng.

“Những di tích này còn chứng minh một giai đoạn văn minh trước đây, vào khoảng trước thế kỷ 10 của vương quốc Chămpa. Đặc biệt, năm 1471, vua Lê Thánh Tông chinh phục Chăm pa, lập thừa tuyên Quảng Nam và đặt lỵ sở Quảng Nam ở đây”- Tiến sĩ Khôi nói thêm.

Kiểm tra thực tế tại khu vực các hố khai quật vào ngày 8/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục công tác nghiên cứu và bảo vệ các khu vực khai quật vừa triển khai.

Lò nung được phát lộ nguyên vẹn.

“Trước mắt tỉnh chỉ đạo đơn vị liên quan lấy các mẫu hiện vật được khai quật để giám định xác định niên đại, tiến đến lập hồ sơ di tích và báo cáo Bộ VH-TT&DL để có những định hướng tiếp theo, tiến đến những khai quật đồng bộ khu vực thành Châu Sa nhằm bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích”- ông Trần Hoàng Tuấn nói.

Về phía chính quyền địa phương, Chủ tịch UBND xã Tịnh Châu Trần Ngọc Lâm cho biết: “Vị trí khai quật nằm ở vùng đất sản xuất, thuộc xóm An Thành, thôn Phú Bình. Chính quyền sẽ hướng dẫn, tuyên truyền người dân nói chung và các hộ dân có đất sản xuất quanh các khu vực khai quật có trách nhiệm chung tay giữ gìn, bảo vệ di tích thành cổ Châu Sa, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về lịch sử văn hóa của quần thể di tích thành”.

Được biết, trước đó trải qua nhiều lần thăm dò, khai quật khảo cổ, các nhà khảo cổ học lần lượt phát lộ, giải mã nhiều bí ẩn từ trong lòng đất ở thành cổ Châu Sa.

 

Theo sử sách thì vào khoảng năm 854, vua cuối cùng của triều đại thứ 5 là Java Vikrantavarman III băng hà. Triều thần đã tiến cử đức vua mới là Sri Indravarman II. Vị vua mới đã quyết định dời kinh đô Panduranga ở Ninh Thuận ra Quảng Nam (châu Amaravati), thành lập kinh đô mới là Indrapura. Thành Châu Sa là công trình phòng thủ án ngữ phía Nam của kinh đô. Thành Châu Sa được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1994.

Thành Châu Sa được xây dựng vào khoảng thế kỷ VIII - IX. Đây là tòa thành được đắp bằng đất sét pha sỏi đá ong. Thành nội hình vuông, có một cạnh 580m, một cạnh 560m, có 4 cạnh thành và có 4 cửa (cửa nam, cửa bắc, cửa tây và cửa đông). Chiều cao của bờ thành khoảng 4,5 - 5m.

Ngoài bờ thành có đường taluy dài khoảng 20m, hết bờ taluy là đến hào thành bao quanh thành nội, hào thành khoảng 40m. Hào thành là hào nước rất sâu, nối ra dòng sông Trà Khúc phía nam và ra sông Hàm Giang phía bắc để xuống cửa Sa Kỳ. Quy mô của thành nội tương đối lớn và hiện còn nguyên 4 bờ thành và các cửa thành.

Thành Châu Sa là là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

“Chúng tôi rất tự hào vì vùng đất này có thành cổ Châu Sa và ngày càng được các nhà khoa học phát hiện thêm nhiều điều quý giá. Chỉ mong rồi sau này, những giá trị đó sẽ được phát huy và mang lại lợi ích cho người dân địa phương”- Ông Lê Mai (76 tuổi)- người dân ở thôn Phú Bình bày tỏ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ