Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: phát triển công nghiệp là mục tiêu đột phá và xuyên suốt

Kinhtedothi- Qua 3 nhiệm kỳ liên tiếp, Quảng Ngãi kiên trì với mục tiêu đột phá là phát triển công nghiệp để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Công nghiệp đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế

Quảng Ngãi có vị trí chiến lược quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vừa có đồng bằng, miền núi, vừa có biển, hải đảo. Đặc biệt, hệ thống cảng biển nước sâu rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nhất là các ngành kinh tế biển, năng lượng và các ngành thương mại, dịch vụ.

Hệ thống cảng biển nước sâu rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh có 1 Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, diện tích quy hoạch hơn 45.000 ha, hạt nhân phát triển là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát - Dung Quất và Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát- Dung Quất 2.

Ngoài 3 khu công nghiệp trong KKT Dung Quất đã đi vào hoạt động, trên địa bàn tỉnh còn có 2 khu công nghiệp và 20 cụm công nghiệp giữ vai trò là khu, cụm công nghiệp vệ tinh cho KKT Dung Quất.

Về hạ tầng thương mại, trên địa bàn tỉnh hiện có 145 chợ, 2 trung tâm thương mại hạng 3 và 8 siêu thị.

Giữa bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn và thuận lợi cùng đan xen, sản xuất công nghiệp của Quảng Ngãi vẫn có những dấu hiệu tích cực. GRDP 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 28,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước đạt hơn 8 nghìn tỷ đồng. 

Đa số các ngành công nghiệp thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo đã hồi phục sản xuất, trong đó có nhiều ngành tăng khá. Ngành luyện thép tiếp tục góp phần lớn vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp tỉnh.

Sản phẩm thép cuộn chất lượng cao của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát -Dung Quất.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng 10,7%; kim ngạch nhập khẩu tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, Nhà máy lọc dầu Dung Quất thực hiện bảo dưỡng định kỳ tổng thể lần thứ 5 theo kế hoạch nên chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 4,32% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan, hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án, dự án có quy mô lớn, có tác động lan tỏa thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh như: xây dựng Đề án Trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia tại KKT Dung Quất; dự án Nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất I, II và III thuộc Trung tâm Điện khí miền Trung…

Quảng Ngãi cũng đang triển khai thực hiện quy hoạch quốc gia về năng lượng, khoáng sản như: Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; các giải pháp đảm bảo cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân khẳng định, lãnh đạo tỉnh luôn nhận thức được lợi thế, tiềm năng và chọn phát triển công nghiệp là mục tiêu đột phá, xuyên suốt.

Vì vậy, kiên trì qua 3 nhiệm kỳ, ngành công nghiệp Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo cũng như giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Tập trung thực hiện nhiều giải pháp

Trong buổi làm việc với tỉnh Quảng Ngãi mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Quảng Ngãi là một trong những cực tăng trưởng tại khu vực miền Trung, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế trong vùng và cả nước.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trong buổi làm việc tại Quảng Ngãi.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng cho rằng, lĩnh vực công thương của tỉnh vẫn còn những hạn chế cần tập trung khắc phục như: tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GRDP của tỉnh, nhưng cơ cấu các lĩnh vực trong ngành công nghiệp còn thiếu cân đối, còn phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực lọc, hóa dầu; công nghiệp khai khoáng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Phát triển kinh tế biển chưa tạo động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chuỗi liên kết giữa ngành lọc, hoá dầu với các ngành hạ nguồn, nguyên vật liệu còn hạn chế, công nghiệp phụ trợ phát triển còn chậm.

Bộ trưởng đề nghị Quảng Ngãi tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội.

Chủ động rà soát lại tổng thể quy hoạch tỉnh, bảo đảm phù hợp, liên thông với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch ngành quốc gia. Đồng thời, rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tỉnh để có đầy đủ cơ sở pháp lý, sẵn sàng tiếp nhận, triển khai các dự án đầu tư, tạo dư địa, động lực tăng trưởng mới.

Khẩn trương triển khai thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, khoáng sản trên địa bàn. Theo đó, đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh được quy hoạch 20 dự án nguồn điện; 15MW điện rác; 20 dự án lưới điện, 35 điểm mỏ khoáng sản…

Đến nay, tỉnh đã có đầy đủ điều kiện để triển khai các dự án trên nên cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực để triển khai, bảo đảm đưa các dự án vào vận hành đúng tiến độ theo quy hoạch đã được phê duyệt, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đóng góp của sản xuất công nghiệp trong GRDP địa phương. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách của địa phương, bảo đảm đồng bộ, khả thi.

Áp dụng linh hoạt các mô hình đầu tư có hiệu quả để huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng logicstic và hạ tầng các khu công nghiệp quan trọng đã được thành lập.

Đẩy mạnh phát triển thương mại theo hướng số hoá, công nghệ hoá phương thức kinh doanh. Chú trọng đầu tư phát triển hệ thống logistics theo hướng đồng bộ, hiện đại, thuận tiện nhằm phát triển Quảng Ngãi thành trung tâm logistics trung chuyển vận tải đa phương thức, kết nối khu vực miền Trung, khu vực Tây Nguyên, các nước Đông Nam Á, cũng như là một cửa ngõ vận tải hàng hóa qua biển Đông.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

22/01/2025 | 17:34

Kinhtedothi - Để đưa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) vào cuộc sống, việc cần ưu tiên trước hết là hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư cho khoa học công nghệ.

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

22/01/2025 | 10:38

Kinhtedothi - Sự phát triển không ngừng của các hình thức, phương tiện thanh toán mới, thanh toán trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động… ngày càng phổ biến. Song song với đó các ngân hàng cũng đầu tư lớn về tài chính, công nghệ, con người.

Thị trường PC khởi sắc trở lại

Thị trường PC khởi sắc trở lại

22/01/2025 | 09:30

Kinhtedothi - Theo báo cáo của công ty Counterpoint Research, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý IV/2024 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số PC cả năm đạt 253 triệu chiếc (tăng 2,6% so với năm trước).

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ