Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi sẽ tổ chức tham vấn dự án điện trên đầm An Khê

Kinhtedothi - Hội thảo tham vấn về đầm An Khê và đánh giá tác động của dự án điện mặt trời trên đầm được tổ chức trên cơ sở đề nghị của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi.

Ngày 2/6, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh này vừa thống nhất tổ chức hội nghị tham vấn về “Vai trò của đầm An Khê, gắn với không gian văn hoá – sinh tồn của cư dân Sa Huỳnh cổ và đánh giá tác động của dự án nhà máy điện mặt trời ở đầm An Khê, thị xã Đức Phổ”.

Đầm An Khê - Nơi dự kiến sẽ triển khai các dự án điện mặt trời.

Liên quan đến các dự án trên, vào giữa tháng 4/2022, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có cuộc họp với các cơ quan, đơn vị  chức năng để lấy ý kiến về đầu tư nhà máy điện mặt trời Đầm An Khê và Đầm Nước Mặn (An Khê 2).

Qua xem xét thực tế, khu vực đề xuất từ 2 dự án điện mặt trời chưa phù hợp với đồ án quy hoạch chung đô thị Đức Phổ đến năm 2035, chưa được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch chung phát triển điện lực quốc gia. 

Khu vực đề xuất đầu tư 2 dự án còn có nguy cơ phá vỡ không gian sinh tồn và ảnh hưởng đến không gian văn hóa Sa Huỳnh. Trong khi đó, đầm An Khê đã được đưa vào khoanh vùng bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt. Vì vậy việc cho phép triển khai thực hiện đầu tư 2 dự án, có thể gây cản trở trong việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.

Được biết, dự án nhà máy điện mặt trời Đầm An Khê, do Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Hệ thống đề xuất, có quy mô 33,9ha, công suất thiết kế 50MWp, tổng mức đầu tư 981 tỷ đồng; thời gian hoàn thành giai đoạn 1 là quý IV/2023, giai đoạn 2 là Quý IV/2024.

Dự án Nhà máy điện mặt trời Đầm Nước Mặn (An Khê 2), do Công ty CP Systech Đà Nẵng đề xuất, với quy mô 32,8ha, công suất thiết kế 50MWp, tổng mức đầu tư 981 tỷ đồng; thời gian hoàn thành đến Quý IV/2024.

Năm 2017, trên cơ sở ý kiến của UBND tỉnh, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thống nhất chủ trương đầu tư 2 dự án điện mặt trời tại khu vực đầm An Khê, thị xã Đức Phổ.

Ngoài giá trị về văn hóa, đầm An Khê còn là sinh kế của hàng trăm hộ dân phường Phổ Thạnh và xã Phổ Khánh.

Đầm An Khê nơi có giá trị đặc biệt về văn hóa và là sinh kế của hàng trăm hộ dân xã Phổ Khánh, phường Phổ Thạnh (thị xã Đức Phổ). Việc triển khai dự án điện mặt trời trên đầm đã vướng phải luồng dư luận trái chiều từ cả người dân và các chuyên gia.

GS.TS Lưu Trần Tiêu (nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, nguyên Chủ tịch hội đồng di sản Quốc gia) từng nhấn mạnh tại một diễn đàn: “Điện mặt trời không làm chỗ này thì làm chỗ khác. Còn di tích, di sản mất đi là mất mãi mãi”.

Theo GS.TS Lưu Trần Tiêu, từ năm 2019, sau khi khảo sát thực địa và lấy ý kiến của rất nhiều chuyên gia đầu ngành, ông đã ký văn bản gửi tỉnh Quảng Ngãi đề nghị không thực hiện dự án điện mặt trời ở đầm An Khê.

Góc nhìn từ địa phương, Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi - Cán bộ Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết, năm 2015 ngành chức năng hoàn thiện các hồ sơ, giá trị pháp lý để kiến nghị công nhận di tích Quốc gia khu khảo cổ học Sa Huỳnh là di tích quốc gia đặc biệt.

Hội đồng di sản Quốc gia cũng vào khảo sát và xem xét không gian đầm An Khê, yêu cầu tỉnh bảo tồn đưa vào quần thể di tích Sa Huỳnh để được công nhận di tích Quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, vì vướng quy hoạch một số dự án nên đến nay vẫn chưa hoàn thành.

“Bảo tồn văn hóa vẫn có thể phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách cho tỉnh, nâng cao đời sống người dân. Nhưng phát triển phải là loại hình kinh tế phù hợp như kinh tế du lịch, du lịch cộng đồng, các mô hình trải nghiệm trên vùng sông đầm An Khê, cửa biển Sa Huỳnh...”, ông Khôi nêu quan điểm.

Mưu sinh trên đầm An Khê

Mưu sinh trên đầm An Khê

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ