Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Thiếu thuốc, cơ sở y tế loay hoay, người dân “lãnh đủ”

Kinhtedothi - Tình trạng thiếu thuốc điều trị vừa gây khó khăn cho hoạt động khám chữa bệnh, vừa khiến cho quyền lợi của người dân tham gia bảo hiểm y tế không đảm bảo.

Thiếu thuốc mang tính “hệ thống”

Ông Lê Tiếng (xã Phổ Thuận, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) bị bệnh cao huyết áp, định kỳ phải đi khám và nhận thuốc. Tuy nhiên 3 tháng qua, mỗi lần đi khám ở trạm y tế xã, ông Tiếng lại được tư vấn lên tuyến trên để khám và nhận thuốc vì trạm không đủ thuốc để cấp. Có lúc, ông phải tự mua thuốc bên ngoài theo đơn.

Nhiều bệnh nhân được tư vấn lên tuyến trên điều trị hoặc phải mua thuốc bên ngoài. 

"Mua ngoài thì tốn tiền, còn đi tuyến trên thì xa, không phải ai cũng đủ sức khỏe để đi. Mong trạm y tế xã lúc nào cũng đầy đủ thuốc hỗ trợ cho người dân” - ông Tiếng bày tỏ.

Cách đây hơn 2 tháng, Khoa Hồi sức cấp cứu, Chống độc và Thận nhân tạo tại Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa không dám tiếp nhận điều trị một số bệnh nhân nặng vì... thiếu thuốc. Các bệnh nhân mắc những bệnh lý như: Khó thở do hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, bệnh đái tháo đường đều được chuyển lên tuyến trên.

Đến nay, dù thuốc phục vụ cho hồi sức, cấp cứu tại khoa đã cơ bản có nguồn cung, nhưng cũng chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu sử dụng.  “Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong điều trị cho bệnh nhân thận nhân tạo và bệnh nhân nặng cần hồi sức tích cực. Một số bệnh nhân vẫn có thể điều trị được ở tuyến huyện nhưng vì thiếu thuốc nên phải chuyển lên tuyến trên” - bác sĩ Lê Quang Hận - Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Chống độc và Thận nhân tạo cho biết.

Việc điều trị cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn do thiếu thuốc.

Không chỉ thuốc tây y, thuốc điều trị cho đông y cũng đang ở trong tình trạng tương tự. Các khoa y học cổ truyền ở tuyến huyện chỉ tiếp nhận những bệnh điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

“Thiếu thuốc thành phẩm và thuốc thang trong điều trị đông y nên hiện khoa đang điều trị cho bệnh nhân theo phương pháp không dùng thuốc, bằng cách châm cứu, bấm huyệt, tập vật lý trị liệu, sử dụng xung điện, sóng ngắn… Các bệnh cần phải dùng thuốc thì chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh để điều trị” - bác sĩ Nguyễn Đức Hùng - Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm) chia sẻ.

Cần sớm tháo gỡ khó khăn

Hiện tại, hầu hết bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện trong toàn tỉnh Quảng Ngãi đều rơi vào tình trạng thiếu thuốc vì... thiếu tiền. Thực tế, nguồn thu của các đơn vị này chủ yếu từ việc khám, chữa bệnh, trong khi đó 2 năm qua, ảnh hưởng bởi Covid-19 nên lượng bệnh nhân giảm nhiều, nguồn thu hụt đáng kể. Nhiều trung tâm y tế đang nợ tiền thuốc các công ty cung ứng nên rất khó để thương thảo mua tiếp.

Một số trung tâm y tế đang nợ tiền thuốc từ các công ty cung ứng.

Đơn cử, từ năm 2021 đến nay, Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa nợ tiền cung ứng thuốc 15,5 tỷ đồng, Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm nợ gần 8 tỷ đồng. Trong khi đó, quy định của hợp đồng mua bán thuốc là trong vòng 90 ngày phải thanh toán dứt điểm. Nếu không thanh toán thì các đơn vị không cung ứng tiếp. Tình thế này buộc các trung tâm phải xoay sở lấy nguồn này đắp nguồn kia, gây xáo trộn và thiếu hụt nghiêm trọng.

"Năm 2021 bị đại dịch nên doanh thu ít, tiền thuốc của năm 2021 vẫn chưa trả hết, công ty thuốc không chịu bán. Một số thì phải năn nỉ khi có nguồn hỗ trợ sẽ trả thì họ bán, nhưng bán rất nhỏ giọt” - bác sĩ Nguyễn Văn Diệp - Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm cho hay.

 

Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 9/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh chỉ đạo Sở Y tế tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng nợ BHYT ở các cơ sở y tế để không ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân trong việc khám, chữa bệnh. Nếu số tiền hơn 121 tỷ đồng nợ BHYT được giải quyết sớm sẽ giảm bớt gánh nặng cho y tế cơ sở, đảm bảo kinh phí hoạt động mua sắm thuốc điều trị bệnh.

Một nguyên nhân khác chiếm phần lớn kinh phí hoạt động của các đơn vị y tế là nguồn chi trả từ bảo hiểm y tế (BHYT). Thống kê của Sở Y tế cho thấy, số tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh chưa thanh toán cho các bệnh viện, trung tâm y tế từ năm 2018 đến nay là hơn 121 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2018 là 35,9 tỷ đồng; năm 2019 là 52,8 tỷ đồng và năm 2020 là 32,7 tỷ đồng.

Năm 2022, Quảng Ngãi đã đấu thầu xong 3 gói thầu thuốc với kinh phí 500 tỷ đồng, nhưng y tế tuyến huyện không có kinh phí để mua vì gặp khó khăn khi tự chủ 100%, thu không bù chi và BHXH cũng chưa thanh toán kinh phí trong khám chữa bệnh.

Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi Phạm Minh Đức chia sẻ: “Ngành y tế chỉ đạo các đơn vị tiếp tục phối hợp với BHXH rà soát lại, giải trình các khoản chi mà BHXH chưa thanh toán. Bên cạnh đó, làm việc với nhà cung ứng để đảm bảo thuốc cho các bệnh viện và trạm y tế xã. Mặt khác, tính toán cân đối kinh phí để từng bước trả nợ cho các nhà cung ứng thuốc”.

Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Quảng Ngãi Phạm Minh Đức.

Liên quan đến vấn đề trên, BHXH tỉnh Quảng Ngãi đã có báo cáo gửi BHXH Việt Nam giải trình về nguồn chưa thanh toán do vướng các quy định. Trong đó nêu rõ, nguyên nhân cơ bản nhất chưa thanh toán cho các cơ sở y tế là do vướng quy định trong Nghị định 146 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết, thi hành một số điều Luật BHYT. Đến nay, những vướng mắc này vẫn chưa được tháo gỡ.

“Trong tháng 5/2022, BHXH Việt Nam đã cử đoàn công tác về tiếp tục rà soát lại những khoản chi phí, trên cơ sở dữ liệu mà các cơ sở khám, chữa bệnh đưa lên từ năm 2018 - 2020. BHXH tỉnh đã có văn bản gửi BHXH Việt Nam giải quyết nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có kết quả” - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Bùi Quang Danh cho biết.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng cường cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết 2025

Tăng cường cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết 2025

18/01/2025 | 07:50

Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Trước đó, Bộ Y tế ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết và mùa lễ hội năm 2025.

Số ca mắc sởi tại Hà Nội tiếp tục tăng

Số ca mắc sởi tại Hà Nội tiếp tục tăng

13/01/2025 | 13:30

Kinhtedothi - Ngày 13/1, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn TP ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã,; tăng 19 trường hợp so với tuần trước.

Lì xì đón Tết - Vững tâm đón con cùng IVF Hồng Ngọc

Lì xì đón Tết - Vững tâm đón con cùng IVF Hồng Ngọc

12/01/2025 | 21:57

Kinhtedothi - Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp chào đón năm mới 2025, Trung tâm HTSS IVF Hồng Ngọc đang triển khai chương trình lì xì năm mới với hàng ngàn voucher ưu đãi hấp dẫn, cao nhất giảm đến 30 triệu đồng.

Hà Nội rét đậm về đêm: người dân lưu ý giữ gìn sức khoẻ

Hà Nội rét đậm về đêm: người dân lưu ý giữ gìn sức khoẻ

11/01/2025 | 22:11

Kinhtedothi - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các tỉnh, thành miền Bắc thời tiết rét đậm về đêm. Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ rét đậm, vùng núi cao đề phòng băng giá và sương muối. Dự báo thời gian tới, nhiều đợt không khí lạnh mạnh tiếp tục tăng cường.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ