Kinhtedothi- Nguồn nước sông có dấu hiệu ô nhiễm bất thường khiến nhiều hộ nuôi tôm không thể thả giống theo khung lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Trị.
Như mọi năm, thời điểm này những hộ dân nuôi tôm trên địa bàn huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) đã xuống giống cho vụ mùa nuôi tôm chính năm 2023. Thế nhưng, nguồn nước từ nhánh sông Sa Lung, sông Bến Hải cung cấp nguồn nước cho các hồ nuôi có dấu hiệu ô nhiễm, các chỉ số độc hại đều tăng cao.
Đặc biệt, vào thời điểm nắng nóng, nước sông có nhiều màu khác nhau, bốc mùi hôi thối và nổi bọt khí. Nguyên nhân theo người dân phản ánh có thể là tình trạng xả thải của các trang trại chăn nuôi gia súc và những nhà máy chế biến mủ cao su ở đầu nguồn đổ về.
Vùng trọng điểm nuôi tôm của huyện Vĩnh Linh ở các xã Vĩnh Sơn, Hiền Thành, Vĩnh Lâm có tổng diện tích khoảng 250ha nuôi tôm (trong tổng số 315ha toàn huyện) không thể bơm nước vào ao nuôi để thả giống khi nguồn nước có nhiều bất thường.Hàng loạt hồ đã được xử lý nhưng nguồn nước có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng nên nhiều hộ nuôi tôm vẫn chờ nguồn nước từ các dòng sông được cải thiện.Để kịp thời vụ nuôi tôm, trước khi mùa mưa bão đến (từ tháng 9 hàng năm), nguồn nước vẫn cung cấp vào hệ thống kênh dẫn. Tuy vậy, nhiều hộ nuôi tôm vẫn không dám dẫn nước vào hồ nuôi.Tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, nuôi tôm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã với hơn 166ha. Mỗi năm người dân nuôi từ 2-3 vụ, chủ yếu tôm sú và tôm thẻ chân trắng, mang lại doanh thu bình quân 60-70 tỷ đồng năm. Tuy nhiên, nguồn nước ô nhiễm đã khiến người dân luôn đối diện với nhiều rủi ro, thua lỗ.Nhiều trạm bơm đã phải tạm dừng khi nguồn nước, đặc biệt từ nguồn sông Sa Lung khi nơi đây được người dân phát hiện ô nhiễm nặng hơn cả.Để kịp thời vụ, nhiều hộ dân đã sử dụng nguồn nước khi thủy triều lên nhằm giảm thiểu bớt ô nhiễm. Tuy nhiên, vẫn phải sử dụng biện pháp lắng lọc, xử lý trước khi đưa vào hồ nuôi.Theo những hộ nuôi tôm, dù xử lý kĩ nhưng vẫn lo lắng khi nguồn nước không được đảm bảo. Trong ảnh là một lượng kim loại nặng kết tủa lại trong quá trình xử lý nguồn nước.Nhiều hộ nuôi tôm không có hồ, bể để xử lý đành bơm trực tiếp vào hồ rồi xử lý dần. Quy trình này kéo dài 20-30 ngày. Tuy nhiên, nhiều hồ vẫn nổi váng bẩn khi dẫn nguồn nước từ sông Sa Lung vào.Để kịp vụ nuôi tôm, ngoài việc xử lý bằng các loại dung dịch khác nhau thì người dân vẫn phải sử dụng biện pháp thủ công để vớt những váng bẩn tránh sự phát triển của các loại tảo gây hại.Dù đã xử lý nhiều lần nhưng những chất bẩn, ô nhiễm vẫn nổi, kết tủa lại trên mặt nước được người dân vớt lên.Đáng lẽ thời điểm này đã xuống giống tôm vào hồ nhưng nguồn nước ô nhiễm chưa được xử lý nên nhiều người sửa chữa lại máy móc để khỏi sốt ruột. Bởi chỉ cần chậm vụ nuôi, nguồn thu sẽ bị sụt giảm.Trước đây, người dân chỉ cần bơm nước từ dòng sông Sa Lung và sông Bến Hải vào hồ và xử lý đơn giản. Thế nhưng, những năm gần đây, nguồn nước sông xảy ra tình trạng ô nhiễm khiến người dân phải đưa nguồn nước đi thử nghiệm trước khi xuống giống tôm.Một hồ nuôi tôm có chỉ số NH4 (khí độc) cao hơn mức cho phép. Nếu xuống giống tôm sẽ khiến tôm chết toàn bộ.Theo báo cáo của UBND xã Vĩnh Sơn, gần 1 tháng nay, trên sông Bến Hải và sông Sa Lung xuất hiện màu nước sẫm màu, nổi bọt, có mùi hôi nồng nặc, đã xuất hiện cá bơi lờ đờ và chết dạt 2 bên bờ sông. Ngay sau khi phản ánh của người dân, cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu nước trên sông Sa Lung để đánh giá nguồn nước, chất lượng nước trước khi người dân dẫn nước vào ao, hồ để xuống giống cho kịp vụ nuôi. (Ảnh cơ quan chức năng cung cấp).Người dân nuôi tôm dọc theo bờ sông Sa Lung bức xúc phản ánh, 3 năm trở lại đây, nguồn nước trên dòng sông Sa Lung bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm, bẩn hơn trước, như chỉ số kiềm giảm, chỉ số khí độc, tảo độc lại tăng cao. Nhiều hộ dân dẫn nước vào hồ đã khiến tôm (50 ngày trở lên đến 2 tháng) gần như bị chết sạch và rơi vào tình trạng thua lỗ, nợ nần.
Kinhtedothi - Con sông Sa Lung chảy qua nhiều địa bàn của huyện Vĩnh Linh mang ý nghĩa quan trọng trong tưới tiêu, điều tiết nguồn nước và sản xuất. Thế nhưng, những năm qua, dòng sông Sa Lung đang “chết" dần khi bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến người dân bức xúc và lo lắng.
Kinhtedothi - Tình trạng cá chết kéo dài hàng tháng nay tại hồ Nước Chè (thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) khiến người dân lo lắng. Hơn 5 năm qua, tình trạng cá chết tại đây vẫn chưa xác định được nguyên nhân và có biện pháp xử lý dứt điểm.
Kinhtedothi - Chiều 13/1, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị TP Hà Nội giai đoạn đến năm 2035. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn chủ trì hội nghị.
Kinhtedothi - Nhờ vào việc chăm sóc và kinh doanh cá bette, anh Võ Thanh Hải (28 tuổi, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) trở thành chủ trại cá có tiếng, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Kinhtedothi - Ô tô mất lái gây tai nạn liên hoàn; Tai nạn giao thông gần cầu Nhật Tân khiến 3 người tử vong; Ô tô Mercedes bất ngờ lao thẳng xuống biển... là những tin tức tai nạn giao thông đáng chú ý ngày hôm nay 13/1/2025.
Kinhtedothi - Những ngày cuối năm giáp Tết Ất Tỵ 2025, tại Hà Nội, nhiều cửa hàng thời gian, đồ điện tử, mỹ phẩm… đều đồng loạt giảm giá “khủng” nhằm kích cầu người dân mua sắm.
Kinhtedothi - Chậu hoa “Rồng vàng lan ngọc” chào đón Tết Nguyên đán 2025 được ghép bởi 2.868 cành hoa lan vàng của Đà Lạt được trồng trên chiếc chậu dát vàng 24K đang được giao bán với giá gần 4 tỷ đồng.
Kinhtedothi – Sau một tuần triển khai Nghị định 168, ý thức tuân thủ luật giao thông của đa số người dân được cải thiện, góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt giao thông Thủ đô.
Kinhtedothi - Chiều 6/1, hàng nghìn người hâm mộ có mặt phía ngoài sân bay Nội Bài đón các cầu thủ đội tuyển Việt Nam và Ban huấn luyện về nước sau chức vô địch ASEAN Cup 2024.
Kinhtedothi - Tối 5/1, tuyển Việt Nam có trận đấu xuất sắc, đánh bại "đại kình địch" Thái Lan với tỷ số 3-2 và tỷ số chung cuộc sau hai lượt trận là 5-3 để lần thứ ba lên ngôi vô địch Đông Nam Á.
Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.
Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.
Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.
Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.
Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.