Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quét mã QR để đánh giá sự hài lòng của người dân: Hiệu ứng lan tỏa

Kinhtedothi-"Triển khai mô hình đã tác động trực tiếp đến hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính tại huyện, đảm bảo đúng quy trình, tiến độ và không để xảy ra nhũng nhiễu, phiền hà người dân trong toàn bộ quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả", đại diện Văn phòng HĐND&UBND huyện Gia Lâm chia sẻ.

Tra cứu thuận tiện, đánh giá khách quan

Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (một cửa) của UBND huyện Gia Lâm, anh Lê Đại Quyền (trú tại quận Cầu Giấy) vừa nhận kết quả xin cấp đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp (có trụ sở tại xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm), chia sẻ: “Tôi đến đây thực hiện TTHC luôn được công chức tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình, trả kết quả đúng hoặc trước hẹn. Đặc biệt, việc áp dụng chuyển đổi số bằng cách quét mã QR để người dân đánh giá sự hài lòng về chất lượng cung cấp dịch vụ công được triển khai gần đây thể hiện rất khách quan, đồng thời rất thuận tiện để tra cứu những TTHC cần thiết”.

Từ năm 2023, mô hình “Ứng dụng công nghệ thông tin trong khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công” được huyện Gia Lâm triển khai đồng loạt tại bộ phận “một cửa” của UBND huyện và 101% UBND xã, thị trấn trên địa bàn.

Theo đó, mỗi bộ phận “một cửa” được cấp một mã QR, được in và đặt tại các quầy giao dịch, ở vị trí công dân dễ tiếp cận. Sau khi trả kết quả giải quyết TTHC, công chức hướng dẫn người dân sử dụng smartphone để quét mã. Trường hợp người dân đến nhận kết quả trực tiếp thì đăng nhập ứng dụng Zalo hoặc ứng dụng tương tự có chức năng quét mã QR để quét, sau đó vào link và tiến hành khảo sát; nếu người dân đăng ký nhận kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích, cán bộ in mã QR và hướng dẫn thực hiện ra giấy, gửi kèm trong bưu phẩm cho người dân. Ngày cuối tháng, cán bộ “một cửa” thao tác trích xuất kết quả khảo sát mức độ hài lòng trên hệ thống Google biểu mẫu dưới định dạng file Excel.

Người dân đến giải quyết hồ sơ hành chính tại bộ phận ''một cửa'' UBND huyện Gia Lâm luôn được công chức hướng dẫn nhiệt tình, trả kết quả đúng hoặc trước hẹn

Mô hình này được triển khai thí điểm tại bộ phận “một cửa” huyện từ ngày 1/3/2023, đồng loạt chính thức từ ngày 1/7/2023 tại bộ phận “một cửa” huyện và của 22 xã, thị trấn trên địa bàn, hết tháng 10/2023 đã thu về hơn 8.600 phiếu khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công, đa số đánh giá “rất hài lòng” và “hài lòng”. Trong đó tại cấp huyện có 2.336 ý kiến, cấp xã 6.269 ý kiến. Rà soát cũng cho thấy, toàn huyện đã tiếp nhận 214 ý kiến phản ánh, kiến nghị, đề xuất, góp ý, với đa số là “Cảm ơn”, “Cán bộ thực hiện nhiệt tình, vui vẻ”…

Theo Văn phòng HĐND&UBND huyện Gia Lâm, bên cạnh những góp ý tích cực về cơ sở vật chất, tinh thần phục vụ của cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ thì tại một số bộ phận “một cửa” ở UBND xã cũng vẫn nhận được phản ánh, góp ý các đơn vị cần xem xét, điều chỉnh. Những góp ý này đã được Văn phòng tổng hợp hằng tháng, báo cáo lãnh đạo UBND huyện và tham mưu UBND huyện ra văn bản đề nghị các đơn vị có báo cáo giải trình, làm rõ phản ánh của công dân, chấn chỉnh cán bộ (nếu cần) nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công của cấp huyện, cấp xã.

Các kiến nghị, góp ý như vậy là nội dung mới so với phương pháp khảo sát truyền thống bằng giấy trước đây, khi đó UBND huyện không nhận được những thông tin tương tự của công dân, để có thể nắm bắt tình hình, chấn chỉnh, chỉ đạo giải quyết nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân trong cung cấp dịch vụ công.

Người dân sử dụng quét mã QR đánh giá sự hài lòng về chất lượng cung cấp dịch vụ công thể hiện rất khách quan, đồng thời rất thuận tiện tra cứu thủ tục hành chính

Công dân, tổ chức được hưởng lợi trực tiếp

Trước đây, bộ phận “một cửa” huyện Gia Lâm và 22 xã, thị trấn thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân bằng phiếu giấy, cuối tháng cán bộ phải thống kê bằng giấy xem bao nhiêu ý kiến “hài lòng”, “rất hài lòng”, “không hài lòng”…, rất mất công. Nhưng từ năm nay, thiết kế mã QR đã giúp cán bộ không còn phải tính toán thủ công, lại tiết kiệm văn phòng phẩm giấy tờ, bởi mỗi tháng tại bộ phận “một cửa” đón tiếp hàng nghìn công dân.

Đặc biệt, thực hiện đánh giá mức độ hài lòng thông qua mã QR cho kết quả rất nhanh, lại khách quan, bởi UBND huyện có tài khoản quản trị nên trích xuất được kết quả của 100% xã, thị trấn. Việc đánh giá này của huyện đã có cải tiến hơn so với phiếu giấy đánh giá của cấp TP, đó là thêm mục “Ý kiến đóng góp khác” để tiếp nhận ý kiến, số điện thoại của của công dân; với trường hợp “không hài lòng” hoặc góp ý xây dựng bộ phận “một cửa”, với cán bộ, thì cán bộ sẽ liên hệ lại.

Trường hợp công dân “không hài lòng”, cán bộ sẽ hỏi lại cụ thể về nội dung gì, nếu cần thì bộ phận “một cửa” huyện có văn bản yêu cầu UBND xã giải trình, mời công dân lên làm việc- cán bộ xã sai thì phải xin lỗi, nếu do hiểu lầm thì có biên bản làm việc với công dân để báo cáo UBND huyện.

 

"Mô hình “Ứng dụng công nghệ thông tin trong khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công” được huyện Gia Lama xây dựng, triển khai thực hiện với tinh thần “Hành chính phục vụ” và phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức làm thước đo đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công”, đến nay thể hiện có ý nghĩa, sức lan tỏa lớn trên địa bàn. Trong đó, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các cơ quan thực hiện giải quyết TTHC, góp phần quan trọng nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông"

(Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện Gia Lâm Phạm Thị Hồng Hải) 

Công dân hoàn toàn thực hiện được việc đánh giá, góp ý này trên điện thoại có kết nối mạng. Việc đánh giá sự hài lòng qua quét mã QR được đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 30% công dân đến thực hiện TTHC tại các bộ phận “một cửa” thuộc huyện, song UBND huyện khuyến khích các xã đạt tỷ lệ cao hơn như vậy, vì càng nhiều góp ý, đánh giá thì cán bộ càng điều chỉnh được những gì mình làm chưa tốt.

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện, Trường bộ phận “một cửa” huyện Gia Lâm Phạm Thị Hồng Hải chia sẻ: Triển khai mô hình “Ứng dụng công nghệ thông tin trong khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công” đã tác động trực tiếp đến hiệu quả giải quyết TTHC của các cơ quan đơn vị thuộc huyện, đảm bảo đúng quy định, quy trình, tiến độ; không để xảy ra nhũng nhiễu, phiền hà người dân trong toàn bộ quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC. Thái độ, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ tham gia tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả TTHC được nâng lên rõ rệt; thân thiện, văn minh trong giao tiếp ứng xử, tạo thiện cảm với người dân, doanh nghiệp đến làm việc.

Triển khai mô hình ''Ứng dụng công nghệ thông tin trong khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công'' đã tác động trực tiếp đến hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính tại huyện Gia Lâm

Mô hình được triển khai cũng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động bộ phận “một cửa” các cấp, với cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức luôn đảm bảo hoạt động tốt, khang trang, sạch đẹp; thực hiện công khai, minh bạch TTHC; thuận lợi cho người dân tra cứu, tìm hiểu quy trình giải quyết TTHC.

“Đặc biệt, công dân, tổ chức là người được hưởng lợi trực tiếp từ việc triển khai mô hình này. Những chuyển biến tích cực trong giải quyết TTHC tại huyện đã mang lại sự phấn khởi cho người dân. Những đánh giá “hài lòng”, “rất hài lòng” từ công dân thực sự cũng tạo động lực, tinh thần phấn chấn cho cán bộ công chức chúng tôi trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời tạo hiệu ứng lan toả trong cộng đồng dân cư, doanh nghiệp về tác phong, thái độ tận tình phục vụ Nhân dân của cán bộ; mang đến hình ảnh đẹp, chuyên nghiệp của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện trong cung cấp dịch vụ công”- bà Phạm Thị Hồng Hải nhấn mạnh.

 

"Một hồ sơ, ba kết quả" mang lại tiện ích thấy rõ cho người dân

"Một hồ sơ, ba kết quả" mang lại tiện ích thấy rõ cho người dân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quận Hai Bà Trưng sẵn sàng “Phục vụ Nhân dân - vui Xuân đón Tết”

Quận Hai Bà Trưng sẵn sàng “Phục vụ Nhân dân - vui Xuân đón Tết”

17/01/2025 | 09:20

Chia sẻ về mô hình giải quyết thủ tục hành chính “Phục vụ Nhân dân- vui Xuân đón Tết”, Trưởng Phòng Tư pháp Quận Hai Bà Trưng cho hay, dù rất vất vả nhưng trước sự ủng hộ, hài lòng của người dân từ dịp Tết năm ngoái, cán bộ công chức xác định tiếp tục không ngừng cố gắng...

Quận Hai Bà Trưng: các phường mới hoạt động thông suốt, người dân được phục vụ tốt

Quận Hai Bà Trưng: các phường mới hoạt động thông suốt, người dân được phục vụ tốt

09/01/2025 | 07:27

Kinhtedothi-Tròn 1 tuần từ khi hoạt động bộ máy chính quyền sau sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), các phường mới tại Quận Hai Bà Trưng phải giải quyết khối lượng công việc lớn hơn nhiều do số dân tăng cao, song thực tế chưa ghi nhận bất kỳ phản ánh hay phàn nàn, bức xúc của người dân...

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ