Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quốc tế lên án bạo loạn ở Brazil, áp lực đè nặng Tổng thống Mỹ

Kinhtedothi - Lãnh đạo nhiều nước lên tiếng ủng hộ Tổng thống Brazil đương nhiệm Luiz Inacio Lula da Silva sau khi những người ủng hộ cựu Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro hôm 8/1 đã xông vào đập phá các tòa nhà chính phủ ở Brasilia.

Những người ủng hộ cựu Tổng thống Brazil Bolsonaro đụng độ với các nhân viên thực thi pháp luật hôm 8/1. Ảnh: AP

Hôm 9/1, hàng trăm binh sĩ và cảnh sát đã được huy động để dỡ bỏ một trại tạm bên ngoài trụ sở quân đội ở Brasilia, nơi khoảng 3.000 người ủng hộ cựu Tổng thống Jair Bolsonaro đã dựng lều - được sử dụng làm căn cứ cho biển người biểu tình gây bạo loạn bên trong dinh Tổng thống, tòa nhà Quốc hội và Tòa án Tối cao trong khoảng 4 giờ đồng hồ hôm Chủ nhật.

Tổng thống Lula - người nhậm chức vào ngày 1/1/2023 sau chiến thắng trong cuộc bầu cử gây chia rẽ gay gắt trước ông Bolsonaro - đã trở lại làm việc tại dinh Tổng thống, bất chấp các đống đổ nát còn sót lại của ngày hôm trước.

Ông Lula, cựu chiến binh cánh tả 77 tuổi, hôm 8/1 đã cam kết trừng phạt những người ủng hộ cựu Tổng thống Bolsonaro sau khi họ xông vào các tòa nhà chính phủ, đập vỡ cửa sổ và sử dụng đồ nội thất để tạo thành chướng ngại vật chống lại lực lượng an ninh. Ông nói rằng tất cả những người đã làm điều này sẽ bị trừng phạt.

Gọi sự kiện là "một cuộc đảo chính do những kẻ phát-xít tổ chức", Tổng thống Colombia Gustavo Petro bày tỏ sự ủng hộ đối với nhà lãnh đạo mới của Brazil. Tổng thống Chile Gabriel Boric chỉ trích vụ tấn công là "hèn hạ", đồng thời khẳng định sự hỗ trợ của Chile đối với Chính phủ Brazil.

Tổng thống các nước Ecuador, Argentina cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Lula da Silva và nhấn mạnh tình đoàn kết ở Mỹ Latinh cần được đề cao vào thời điểm quan trọng này. Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ đối với Tổng thống mới đắc cử của Brazil và lên án cuộc tấn công vào các thể chế dân chủ của Brazil.

Ông Bolsonaro - người đã thất bại trong cuộc bầu cử tháng 10 năm ngoái - được gia đình thông báo là đã phải nhập viện vì đau bụng hôm 9/1, tại Orlando, bang Florida, Mỹ. Chính trị gia được mệnh danh là "Donald Trump của miền nhiệt đới" đã đi du lịch ở Mỹ vào đúng lễ nhậm chức của ông Lula.

Bolsonaro, 67 tuổi, trước đó đã đăng tải trên Twitter các thông điệp lên án cuộc bạo loạn ở Brasilia, nhưng bác bỏ tuyên bố của Tổng thống đương nhiệm cho rằng ông đã kích động các cuộc tấn công.

Ông Bolsonaro ra hiệu khi gặp những người ủng hộ tại Cung điện Alvorada, ở Brasilia, Brazil, tháng 12/2022. Ảnh: REUTERS

Đáng chú ý, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn về việc trục xuất ông Bolsonaro khỏi Mỹ, đặc biệt là sau những gì Washington đã trải qua, khi những người ủng hộ cựu Tổng thống Trump xông vào Điện Capitol 2 năm trước.

Sau sự kiện hôm 8/1, các chuyên gia pháp lý cho biết ông Bolsonaro có thể bị điều tra về khả năng tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính phủ. Nếu Tòa án Tối cao Brazil ra lệnh bắt giữ khi ông Bolsonaro đang ở Mỹ, thì về lý thuyết, vị cựu Tổng thống sẽ phải quay trở lại Brazil và trình diện cảnh sát.

Nhưng nếu ông Bolsonaro từ chối, Brazil có thể đề xuất lệnh truy nã đỏ của Interpol để yêu cầu các đặc vụ liên bang Mỹ bắt giữ cựu Tổng thống. Một khi ông Bolsonaro bị giam giữ, Brazil sẽ phải tìm cách dẫn độ ông từ Mỹ - hoạt động pháp lý có thể mất nhiều năm.

Reuters dẫn nguồn thạo tin nói rằng ông Bolsonaro gần như chắc chắn đã nhập cảnh vào Mỹ bằng thị thực A-1, loại thị thực dành cho các nguyên thủ quốc gia, nhà ngoại giao và các quan chức chính phủ khác. Thông thường A-1 bị hủy bỏ sau khi người nhận mãn nhiệm. Nhưng do ông Bolsonaro đã rời Brazil trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc, họ nghi ngờ thị thực A-1 của ông này vẫn còn hiệu lực.

Nhà Trắng hôm 9/1 cho biết họ vẫn chưa nhận được bất kỳ yêu cầu nào từ Chính phủ Brazil liên quan đến tình trạng của ông Bolsonaro.

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ