Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quy chế mới về xét tốt nghiệp THCS: Tạo thuận lợi cho công tác phân luồng

Kinhtedothi- Không xếp loại tốt nghiệp và xét tốt nghiệp 2 lần/năm - hai nội dung mới về xét công nhận tốt nghiệp THCS này đang nhận được sự đồng tình của dư luận bởi những giá trị tích cực mà nó mang lại; không chỉ với học sinh, phụ huynh mà còn với giáo viên và các nhà trường.

Khích lệ học sinh tốp dưới

Chỉ vài tháng nữa, học sinh lớp 9 sẽ chính thức bước vào kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025. Trước đó, công tác xét tốt nghiệp lớp 9 THCS năm học 2023 - 2024 sẽ diễn ra. Năm nay, việc chính thức áp dụng các quy định mới tại Thông tư số 31/2023/TT-BGDĐT về xét công nhận tốt nghiệp THCS phần nào khiến phụ huynh, học sinh nhẹ lòng.

Không xếp loại tốt nghiệp không gây ảnh hưởng lớn đến học sinh tốp trên hay chất lượng dạy và học của cả thầy lẫn trò

Có con học lớp 9 tại một trường THCS thuộc quận Hà Đông, anh Nguyễn Văn Ngọc biết rõ học lực của con mình khi từ cấp tiểu học đến nay, con trai anh luôn có mặt ở tốp 10 của lớp, tính từ dưới lên trên. Trong các kì kiểm tra, khi nhận tin con đạt mức điểm khá là anh biết, các thầy cô giáo đã rất tạo điều kiện. Với lực học đó, nếu xét tốt nghiệp THCS như trước, con anh chắc chắn chỉ đạt loại Trung bình.

“Gia đình chỉ mong con tốt nghiệp THCS rồi nộp hồ sơ học nghề thợ hàn. Nghe thầy cô nói, Bằng tốt nghiệp THCS của các con từ năm nay sẽ không ghi xếp loại, tôi lấy làm mừng. Nếu tốt nghiệp THCS ở loại Trung bình mà để các bạn học trường nghề nhìn thấy thì con cũng sẽ tự ti. Giống như các bạn tôi ngày trước, nhìn tấm bằng Trung bình hay có tâm lý ngại với con cái nên thường giấu đi”, anh Ngọc thật lòng chia sẻ.

Còn Nguyễn Hà Anh, học sinh Trường THCS Việt Nam – Angieri, quận Thanh Xuân kể: "Năm trước, bằng tốt nghiệp THCS của em xếp loại Giỏi. Nhìn thì cũng vui vì đó là thành quả học tập của mình suốt 4 năm nhưng với tấm bằng đó, em cũng không được cộng điểm hay khuyến khích gì khi vào lớp 10. Vì vậy, nếu bằng tốt nghiệp THCS không ghi phần xếp loại, em nghĩ không ảnh hưởng gì tới học sinh”.

Tuy vậy, cũng có một bộ phận giáo viên, học sinh, phụ huynh cho rằng, nên giữ phần xếp loại khi xét công nhận tốt nghiệp để tạo động lực và cơ hội cho các em phấn đấu.

“Không xếp loại tốt nghiệp không gây ảnh hưởng lớn đến học sinh tốp trên hay chất lượng dạy và học của cả thầy lẫn trò; trong khi lại tạo sự khích lệ, sự thoải mái cho nhóm học sinh tốp dưới. Như vậy, bỏ phần xếp loại trong xét công nhận tốt nghiệp THCS mang lại ý nghĩa tích cực cho học sinh”, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Mai Chu Thị Xuân Hường nêu quan điểm.

Lợi cho cả giáo viên và nhà trường

Điểm mới thứ hai của quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS, đó là: Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, trong năm có học sinh học hết lớp 9 sẽ tổ chức xét công nhận tốt nghiệp nhiều nhất 2 lần. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ nhất được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm học. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ hai (nếu có) được thực hiện trước khai giảng năm học mới. Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 1 lần ngay sau khi kết thúc năm học.

Chỉ những học sinh nào có kết quả học tập tốt, được xét công nhận tốt nghiệp lần 1 mới đủ điều kiện tham dự thi lớp 10 THPT công lập

Cùng với đó, Quy chế quy định: “Nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho học sinh học lại; rèn luyện trong kì nghỉ Hè; kiểm tra, đánh giá lại các môn học, hoạt động giáo dục trong kì nghỉ Hè theo quy định của Bộ GD&ĐT và xác nhận hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS (nếu đủ điều kiện) cho học sinh (thuộc 4 nhóm đối tượng cụ thể đi kèm).

Về nội dung này, 100% giáo viên, học sinh khi được hỏi đều nhận thấy ý nghĩa tích cực, nhân văn và đặc biệt, rất phù hợp với lứa học sinh năm cuối thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2006.

"Năm nay là năm cuối cùng học sinh lớp 9 thi theo chương trình cũ. Những em không đủ điều kiện tốt nghiệp trong năm nay nếu không được xét tiếp lần 2 sẽ khó khăn trong năm tới vì lứa học sinh năm sau đã học theo chương trình, sách giáo khoa mới. Không những vậy, tỷ lệ học sinh chưa đủ điều kiện tốt nghiệp hàng năm rất ít. Thông thường, đợi đến năm học sau, các em quay lại đăng ký học, xét tốt nghiệp để có hướng học tiếp THPT nhưng cũng có em bỏ học. Do đó, quy định xét tốt nghiệp lần 2 sau khi có kế hoạch học bổ trợ trong 3 tháng Hè là thuận lợi cho học sinh”, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mê Linh Nguyễn Văn Hậu chia sẻ.

Giống nhiều giáo viên khác, khi nêu suy nghĩ về quy định xét tốt nghiệp THCS 2 lần/năm, cô Nguyễn Thị Hoa, giáo viên chủ nhiệm lớp 9 tại một trường THCS thuộc quận Nam Từ Liêm cho rằng, điều này thực sự tuyệt vời vì không chỉ tạo điều kiện tốt cho học sinh mà còn cho chính đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.

“Trước đây, triển khai xét tốt nghiệp 1 lần, chúng tôi có nhiều trăn trở vì quả thực, có một vài học sinh có lực học chưa đủ điều kiện để tốt nghiệp nhưng bố mẹ thì mong mỏi con được tốt nghiệp để còn đi học nghề… Vì thương học trò, đã có lúc tôi “châm chước” cho học sinh… Nay có quy chế mới, các thầy cô thấy nhẹ lòng hơn rất nhiều vì với học sinh nào thực sự chưa đủ điều kiện xét đợt 1 thì còn có cơ hội xét đợt 2”, cô Hoa nói.

Một lợi ích khác của việc xét công nhận tốt nghiệp THCS 2 lần/năm, đó là những học sinh không đủ điều kiện xét tốt nghiệp đợt 1 vẫn có thể được nhận bằng và đi học nghề luôn mà không phải chờ đợi năm sau. Từng có không ít học sinh vì không tốt nghiệp được đã bỏ học luôn dẫn đến không có Bằng tốt nghiệp THCS, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai sau này. Do vậy, được tạo cơ hội ôn tập trong Hè, xét lại tốt nghiệp sẽ tạo điều kiện cho học sinh có học lực chưa tốt và mang ý nghĩa nhân văn rất lớn.

Không chỉ vậy, việc xét tốt nghiệp 2 lần vô hình chung còn tạo thuận lợi cho công tác phân luồng sau cấp THCS. "Chỉ những học sinh nào có kết quả học tập tốt, được xét công nhận tốt nghiệp lần 1 mới đủ điều kiện tham dự thi lớp 10 công lập diễn ra vào khoảng tháng 6 hàng năm. Số chưa tốt nghiệp đợt 1 sẽ chỉ còn cơ hội nộp hồ sơ vào trường nghề và các loại hình trường khác. 

"Điều này tạo điều kiện tốt để học sinh nỗ lực, vươn lên; nhưng cũng là đòn bẩy cho công tác phân luồng. Từ năm nay, những học sinh có học lực chưa tốt sẽ sẵn sàng, mở lòng hơn phương án đi học nghề và tiếp cận sớm hơn với thị trường lao động", Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Mai Chu Thị Xuân Hường cho biết.

Xét tốt nghiệp THCS 2 lần/năm, bỏ xếp loại trong Bằng tốt nghiệp THCS

Xét tốt nghiệp THCS 2 lần/năm, bỏ xếp loại trong Bằng tốt nghiệp THCS

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường học Hà Nội tái thiết nền nếp ngay sau kỳ nghỉ Tết

Trường học Hà Nội tái thiết nền nếp ngay sau kỳ nghỉ Tết

03/02/2025 | 14:01

Kinhtedothi – Sáng nay (3/2), học sinh Hà Nội trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các nhà trường sẵn sàng đón học sinh với nhiều hoạt động khai Xuân bổ ích; đồng thời nhanh chóng tái thiết nền nếp lớp học bình thường trở lại.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ