Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quỹ Khuyến nông Hà Nội: Đòn bẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp

Kinhtedothi - Những năm qua, Quỹ Khuyến nông Hà Nội đã trở thành nguồn lực thúc đẩy các DN, hợp tác xã, hộ nông dân mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, qua đó tạo đột phá trong cơ giới hóa nông nghiệp Thủ đô.

Hiệu quả lớn

Những năm gần đây, Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả lớn cho người nông dân, giảm chi phí sản xuất, chủ động được thời vụ và thay đổi tập quán canh tác.

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hoàn tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ảnh: Ánh Ngọc

Phú Xuyên là huyện đi đầu trong áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Thời điểm hiện tại, hơn 1.000ha lúa của huyện Phú Xuyên đã sử dụng phương thức mạ khay, cấy máy. Từ đồng vốn Quỹ Khuyến nông TP, nhiều xã trên địa bàn huyện đã có tới hơn 90% diện tích áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết, lúa là loại cây trồng chiếm tới 80% diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện. Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ không chỉ góp phần quan trọng giải bài toán về lao động, khi lực lượng lao động trẻ trong nông nghiệp ngày một giảm, mà còn tạo động lực để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.

Tại huyện Quốc Oai, Trạm Khuyến nông huyện đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy cơ giới hóa khâu gieo trồng thông qua việc thực nghiệm cấy lúa bằng mạ khay và đã nhân rộng tới 14 xã, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn.

Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Việt Yên (xã Đông Yên, huyện Quốc Oai) Đỗ Hữu Dự cho biết, tỷ lệ hộ nông dân tham gia mô hình mạ khay, cấy máy ở địa phương đã tăng từ 10% lên 80%, và việc áp dụng cơ giới hóa trong gieo cấy đã mang lại hiệu quả tích cực.

Hộ ông Phan Viết Vinh (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được vay vốn Quỹ Khuyến nông TP để mua máy làm đất công suất nhỏ phấn khởi cho biết: “Trang trại trồng bưởi và ổi của gia đình tôi có tổng diện tích khoảng 3 mẫu, nếu làm đất bằng tay để tạo luống sẽ phải bỏ ra từ 30 - 35 ngày công lao động. Nhưng từ khi có máy làm đất, khâu này chỉ mất từ 3 - 4 ngày, rút ngắn còn 1/10 thời gian lao động, tiết kiệm tới 3 - 4 triệu đồng chi phí”.

Tạo động lực bằng cơ chế, chính sách

Lợi ích đã rõ nhưng thực tế cho thấy, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn. Chẳng hạn như, mức độ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ; việc trang bị các thiết bị cơ khí động lực còn hạn chế và mới thích hợp ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Đáng nói, hạ tầng kỹ thuật đồng ruộng (giao thông nội đồng, hệ thống tiêu, thoát nước) và mức độ tích tụ ruộng đất còn nhiều hạn chế nên chưa thể đưa máy móc lớn, hiện đại vào đồng ruộng.

 

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện toàn TP có 5.676 máy làm đất, 990 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 877 máy gặt đập liên hợp... Đáng chú ý, khâu làm đất được cơ giới hóa với 100% diện tích đất nông nghiệp và diện tích lúa được thu hoạch bằng máy đạt 90%.

Về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, TP chưa có nhiều cơ sở dịch vụ về máy cơ giới chuyên ngành; kỹ thuật vận hành, sửa chữa máy nông nghiệp hiện đại còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, công tác đào tạo nghề vận hành các loại máy cơ khí nông nghiệp chưa được chú trọng.

Do vậy, thời gian tới, để đẩy mạnh hỗ trợ phát triển cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, một trong những giải pháp được đề ra là hình thành khoảng 36 tổ (nhóm) dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn.

Đề cập về giải pháp thúc đẩy phát triển cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, Hà Nội sẽ tạo nguồn kinh phí gần 1.800 tỷ đồng cho mục tiêu đến năm 2025 những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung của TP cơ bản được cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ.

Mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 đối với các cây chủ lực sẽ đạt 15 - 98%; các ngành hàng nông sản được cơ giới hóa đồng bộ gắn với vùng nguyên liệu tập trung, cụ thể: Khâu làm đất là 98%, gieo cấy 15%, chăm sóc 60%, thu hoạch (lúa) 95%...

Với cơ chế hỗ trợ mới này, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi mua các loại máy, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ được xem xét hỗ trợ 100% phí quản lý (vay vốn của Quỹ Khuyến nông TP), 100% lãi suất theo mức lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh TP Hà Nội tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng vay vốn với thời hạn vay tối đa là 3 năm, mức vay được hỗ trợ tối đa 100% giá trị sản phẩm.

Hà Nội: Lan tỏa nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả

Hà Nội: Lan tỏa nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả

Để nông nghiệp Hà Nội phát triển xứng tầm

Để nông nghiệp Hà Nội phát triển xứng tầm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ