Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quyết định của Nga ngay sau khi bị loại khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ

Kinhtedothi - Ngày 7/4, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong Hội đồng Nhân quyền vì các cáo buộc Nga "vi phạm và lạm dụng nhân quyền một cách toàn diện và có hệ thống" ở Ukraine. Moscow ngay sau đó tuyên bố rút khỏi cơ quan nhân quyền này.

Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga do Mỹ đề xuất đã nhận được 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Hãng tin TASS cho biết, Nga coi quyết định này mang động cơ chính trị, dẫn tới những hậu quả tiêu cực cho hệ thống của LHQ.

Ngay sau kết quả bỏ phiếu, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moscow đã quyết định kết thúc sớm tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2021-2023. "Moscow coi nghị quyết trên là bước đi phi pháp và mang động cơ chính trị nhằm trừng phạt một cách ngang ngược một ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ vốn theo đuổi một chính sách đối nội và đối ngoại độc lập" - thông báo của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, mặc dù quyết định kết thúc sớm nhiệm kỳ của mình song Moscow sẽ tiếp tục đóng góp vào việc bảo vệ các quyền con người.

Tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, việc đình chỉ tư cách thành viên là điều mới chỉ xảy ra với 1 quốc gia trong lịch sử - Lybia, vào năm 2011. Hội đồng Nhân quyền không đưa ra các quyết định ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, các nghị quyết này gửi đi các thông điệp chính trị quan trọng và tạo điều kiện cho các cuộc điều tra.

Trong một diễn biến khác, Liên minh châu Âu (EU) ngày 7/4 cho biết họ đã thông qua lệnh cấm vận đối với than đá nhập từ Nga, cũng như đóng cửa các cảng biển của khối đối với tàu của Nga.

Đây là lần đầu tiên châu Âu nhắm mục tiêu trừng phạt vào ngành năng lượng của Nga, lĩnh vực mà họ đang phụ thuộc nhiều vào Moscow. Các quốc gia EU nhập khẩu từ Nga 45% nhu cầu than của họ, trị giá khoảng 4,3 tỷ USD mỗi năm.

Các biện pháp trừng phạt mới đã được Ủy ban châu Âu đề xuất sau khi thi thể của hàng chục thường dân được tìm thấy vào cuối tuần trước ở thị trấn Bucha gần thủ đô Kiev. Phương Tây cáo buộc Nga đã thực hiện hành động "thảm sát dân thường", tuy nhiên Điện Kremlin bác bỏ.

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Đừng chỉ là khẩu hiệu

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Đừng chỉ là khẩu hiệu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ