Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ra mắt tour đêm “Ngọc Sơn – đêm huyền bí”

Kinhtedothi - Tối 31/1, tại đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội - Sở VH&TT Hà Nội đã tổ chức khai trương sản phẩm trải nghiệm với chủ đề “Ngọc Sơn – đêm huyền bí”.

Tới dự có Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương.

Hình ảnh trong sản phẩm trải nghiệm với chủ đề “Ngọc Sơn – đêm huyền bí”.

Di tích Quốc gia Đặc biệt Đền Ngọc Sơn và khu vực hồ Hoàn Kiếm là viên ngọc sáng lấp lánh giữa lòng Thủ đô, là biểu tượng thiêng liêng cho tinh thần hiếu học, tinh thần thượng võ, ý chí quật cường bảo vệ tổ quốc, là biểu trưng cho đạo trung trinh, mẫn cán của người dân Việt Nam. Những hạng mục của ngôi đền như: Tháp bút, đài nghiên, cầu Thê Húc… từ lâu đã là niềm tự hào của người dân Thủ đô.

Tháp bút, đài nghiên, cầu Thê Húc… từ lâu đã là niềm tự hào của người dân Thủ đô.

Trưởng Ban Quản lý Di tích và danh thắng Hà Nội Nguyễn Doãn Văn cho biết: “Thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp văn hoá của TP, chúng tôi nhận thức rằng, di sản dù giá trị đến mấy, vẫn mới chỉ là “tài nguyên”. Muốn tạo nên sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch, phát huy tối đa giá trị di sản thì cần biến giá trị di sản đó thành sản phẩm văn hoá, từ đó góp phần tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Để hiện thực hoá nhận thức đó, Ban Quản lý Di tích và danh thắng đã xây dựng chương trình trải nghiệm “Ngọc Sơn – đêm huyền bí” để khai thác phục vụ nhu cầu trải nghiệm của Nhân dân và khách du lịch”.

Chương trình là sự kết hợp giữa kiến trúc cổ kính của di tích quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn và các nghi lễ, truyền thuyết dân gian được lưu truyền tại di tích.

Chương trình là sự kết hợp giữa kiến trúc cổ kính của di tích quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn và các nghi lễ, truyền thuyết dân gian được lưu truyền tại di tích. Chương trình sử dụng âm thanh, ánh sáng, công nghệ trình chiếu hiện đại để truyền tải đến du khách những giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam theo một cách mới mẻ`nhất. “Ngọc Sơn – đêm huyền bí” được chia làm năm chủ đề chính, tương ứng với các khu vực kiến trúc riêng biệt của di tích đền Ngọc Sơn, gồm: Lễ ban chữ thánh hiền – tại khu vực Tháp Bút; Nghi thức đón linh khí của trời đất – tại khu vực cầu Thê Húc và Đắc Nguyệt Lâu; Truyền thuyết Vua Lê Lợi trả gươm diễn ra tại khu vực mặt hồ phía trước Đình Trấn Ba; Nghi lễ cầu An diễn ra trong khu vực đền chính; Tham quan phòng trưng bày tiêu bản Rùa Hồ Gươm và vãn cảnh đền.

Du khách khi tham gia vào chương trình trải nghiệm, sẽ được nhập vai vào các nghi lễ văn hoá dân gian truyền thống của người Việt, ngay chính tại nơi mà tiền nhân đã thực hiện các nghi lễ này.

Chương trình trải nghiệm "Ngọc Sơn - Đêm huyền bí" tổ chức từ tối thứ 2 đến tối thứ 5 hàng tuần, với thời lượng 30 phút. Mỗi chương trình đón khoảng 60 - 70 khách và bắt đầu phục vụ khách từ tháng 2/2024.

 

Năm 2022, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa mang bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến, đưa những giá trị đó thành nguồn lực phát triển của kinh tế xã hội Thủ đô.

Từ Nghị quyết 09-NQ/TU, Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội đã xây dựng chương trình trải nghiệm “Ngọc Sơn - Đêm huyền bí” để khai thác, phát huy giá trị di sản tạo nên sản phẩm văn hóa hấp dẫn khách du lịch, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô.

Đền Ngọc Sơn – Lựa chọn độc đáo du lịch Tết dương lịch 2024

Đền Ngọc Sơn – Lựa chọn độc đáo du lịch Tết dương lịch 2024

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ