Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Rất cần cơ chế tài chính cho khám, điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng

Kinhtedothi - Trẻ em bị suy dinh dưỡng (SDD) cấp tính nặng có nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần so với trẻ bình thường, đủ dinh dưỡng. Vì thế, Bác sĩ Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH đề xuất sửa đổi Luật Khám chữa bệnh 2021, trong đó quy định cơ chế tài chính cho khám, điều trị trẻ SDD cấp tính nặng.

Trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần
Năm 2021, Việt Nam vẫn là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng SDD cao nhất. Việt Nam có 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD và có nguy cơ bị tổn thương não và thể chất lâu dài. Trẻ em thuộc các hộ gia đình nghèo nhất có nguy cơ bị còi cọc cao gấp 3 lần so với trẻ sống trong hộ gia đình khá giả hơn. Vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc – nơi có nhiều người dân tộc thiểu số là khu vực có tỉ lệ trẻ em SDD cao nhất; trong các nhóm dân tộc thiểu số này, người Mông có tỷ lệ cao nhất 65%.
Đặc biệt, sau 2 năm (2020 và 2021) nước ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 và các vụ hạn hán, lụt lội; thì tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em, thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và thiếu các vi chất dinh dưỡng thường cao hơn so với trung bình của quốc gia.

 Nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bác sĩ Nguyễn Trọng An cho rằng, cần có cơ chế tài chính cho khám, điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng để tránh nguy cơ bị tổn thương não và thể chất lâu dài.

Theo Chuyên gia Dinh dưỡng Bà mẹ - Trẻ em Nguyễn Trọng An, khi xảy ra các tình huống khẩn cấp, tỷ lệ SDD cấp tính nặng ở trẻ em có thể từ 0,6 – 1% so với bình thường. Các báo cáo đánh giá gần đây cho thấy trẻ em và phụ nữ ở các vùng thiên tai, dịch bệnh có khẩu phần ăn hằng ngày kém về chất lượng bên cạnh môi trường, vệ sinh nước sạch, làm gia tăng trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD cấp tính và phụ nữ có thai và cho con bú bị thiếu vi chất dinh dưỡng.
“SDD cấp tính nặng biểu hiện ở chỉ số cận nặng theo chiều cao rất thấp (dưới 3 điểm chuẩn Z score theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới. Biểu hiện nặng nhất của SDD cấp tính nặng là thể gày gò teo đét (Marasmus), hoặc dạng phù nề rõ rệt (Kwashiorkor), Nếu không được điều trị ngay, các trẻ SDD cấp tính nặng này dễ bị tử vong.
Trẻ bị SDD cấp tính nặng có nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần so với trẻ bình thường, đủ dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân tử vong chính ở trẻ em dưới 5 tuổi một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp ở những trẻ bị mắc các bệnh phổ biến như tiêu chảy và viêm phổi” – Bác sĩ Nguyễn Trọng An thông tin.
Đề xuất sửa đổi Luật khám chữa bệnh
SDD dẫn đến 45% các ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi (tương đương hơn 3 triệu ca tử vong trẻ em mỗi năm trên toàn cầu). SDD cũng liên quan đến giảm khả năng và năng suất lao động, làm giảm 10% thu nhập suốt đời, từ đó làm suy yếu nguồn nhân lực, làm tăng trưởng kinh tế toàn xã hội giảm ít nhất 8%.
Bác sĩ Nguyễn Trọng An cho rằng, cần có cơ chế tài chính cho khám, điều trị trẻ SDD cấp tính nặng. Từ năm 2016, mô hình quản lý và điều trị SDD cấp tính nặng bằng chế phẩm điều trị chuyên biệt theo công thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) do UNICEF hỗ trợ, sau khi triển khai thành công ở Kon Tum đã được mở rộng trên 22 tỉnh, thành và các tổ chức quốc tế khác. Tuy vậy, độ bao phủ của can thiệp có hiệu quả cao này còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được 10% các ca SDD cấp tính nặng trên toàn quốc. Hậu quả là, 90% các ca SDD cấp tính nặng không được điều trị. Trên cơ sở đó, các chuyên gia của Bộ Y tế và UNICEF cũng khuyến cáo trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng chỉ có thể được điều trị, cứu sống, tránh được biến chứng khi sử dụng các chế phẩm điều trị chuyên biệt theo công thức của WHO. Các chế phẩm này đều đã có qui định rất chi tiết về thành phần và các đặc tính chuyên biệt để điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ tại các cơ sở y tế, bảo đảm độ an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh suy dinh dưỡng nặng cấp tính.
Hiện nay, hầu hết trẻ em bị SDD nặng cấp tình đều tập trung ở những địa phương nghèo và là con của những gia đình nghèo, trong khi nước ta vẫn chưa có chính sách cũng như nguồn tài chính được xác định từ ngân sách trung ương hoặc địa phương cho Quản lý SDD cấp tính nặng. Việc mở rộng can thiệp này trên toàn quốc đòi hỏi phải có cơ chế chi trả cho việc quản lý và điều trị trẻ SDD cấp tính nặng, thay vì phụ thuộc vào hỗ trợ của các nhà tài trợ.
Để cải thiện tình hình trẻ em bị SDD cấp tính nặng, Tổ chức UNICEF khuyến nghị Việt Nam bổ sung một quy định cụ thể về việc sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị đặc biệt trong khám, chữa bệnh SDD cấp tính nặng trẻ em trong Luật Khám bệnh, Chữa bệnh sửa đổi và phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngày vía thần Tài là ngày nào?

Ngày vía thần Tài là ngày nào?

03/02/2025 | 16:21

Kinhtedothi - Theo sách "Lễ tục trong gia đình người Việt", thần Tài là vị thần cai quản tiền tài, quan lộc ở trên trời, có danh tiếng ngút trời. Năm 2025, ngày vía Thần Tài rơi vào ngày 7/2 (tức 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025).

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ