Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sân khấu sôi động chào đón năm mới

Kinhtedothi – Chào đón năm mới Giáp Thìn, sân khấu Thủ đô và cả nước đồng loạt cho ra mắt các tác phẩm chất lượng phục vụ khán giả yêu nghệ thuật.

Lì xì khán giả nhí

Chào đón năm mới Giáp Thìn 2024, Nhà hát Múa rối Việt Nam ra mắt khán giả chương trình nghệ thuật múa rối đặc biệt mang tên “Hoàng thành Thăng Long”. Thông qua ngôn ngữ nghệ thuật múa rối, các nghệ sĩ múa rối đã giới thiệu khái quát về lịch sử của kinh thành Thăng Long, tái hiện lại những nét văn hóa đặc trưng, những kiến trúc cổ được thể hiện qua hình tượng các linh vật như rồng, phượng, rùa vàng.

Chương trình nghệ thuật múa rối đặc biệt mang tên “Hoàng thành Thăng Long''

Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, NSND Tống Toàn Thắng cho biết trong chương trình, các con thú ngộ nghĩnh lì xì dành tặng khán giả và các em nhỏ, cùng với những tiết mục xiếc mạo hiểm như:  Vòng quay mạo hiểm, Đu bay treo tóc trên cao, Ngày hội Tây Nguyên... hứa hẹn sẽ làm nức lòng khán giả những ngày du Xuân.

Bên cạnh đó, những chú hề cùng các trò diễn, ảo thuật hài hước, vui nhộn sẽ biểu diễn phục vụ khán giả, mang đến cho công chúng những màn biểu diễn nghệ thuật thú vị, hấp dẫn trong các buổi diễn dịp Xuân Giáp Thìn 2024.

Mùng 3 Tết Giáp Thìn, Liên Đoàn Xiếc Việt Nam ra mắt công chúng chương trình xiếc đặc biệt mang tên “Sen - Rồng chào Xuân Giáp Thìn 2024”. Theo đó, sân khấu Rạp Xiếc Trung ương sẽ phục vụ khán giả chương trình xiếc đặc biệt, quy tụ các nghệ sĩ xiếc tài năng hàng đầu Việt Nam, biểu diễn nhiều tiết mục xiếc thú với vẹt, khỉ, lợn, dê, mèo, chó.

Đa dạng hình thức

Ngay từ đầu năm, các đoàn nghệ thuật của Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam đều sẵn sàng để phục vụ vào dịp đầu Xuân, đặc biệt là các lễ hội ở Thủ đô và các địa phương.  Nhà hát Cải lương Việt Nam có nhiều tác phẩm từ đề tài lịch sử tới dân gian như: “Huyền thoại Gò Rồng ấp”, “Bất tử với Thăng Long”, “Vì nghĩa nước non”, “Trọn đời trung hiếu với Thăng Long”.

Nhiều vở diễn được xây dựng công phu. Ảnh: Lại Tấn

Nhà hát Chèo Việt Nam bền bỉ đi diễn tại các đình làng, xã của Thủ đô và các địa phương với nhiều vở diễn, chương trình chèo cổ đặc sắc như: “Quan Mơ”, “Lưu Bình trả nghĩa”, “Ba giá đồng”...

Nhà hát Tuồng Việt Nam duy trì điểm diễn tại Phố cổ Hà Nội, Rạp Hồng Hà và các lễ hội thường niên của Thủ đô đầu Xuân chủ yếu là các vở tuồng truyền thống và dân gian nổi tiếng mang thương hiệu của đơn vị.

Trong khi đó, Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi Trẻ, Nhà hát Cải lương Việt Nam lại mang tới một loạt các vở diễn khai thác đề tài đa dạng để đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khán giả từ người lớn đến trẻ nhỏ.

Nhà hát Tuổi trẻ chào Xuân 2024 với chương trình hài kịch - ca nhạc “Tiếng gọi mùa Hè”. Các tiểu phẩm với nội dung hài hước, dí dỏm, đầy màu sắc, các tình huống bất ngờ với những câu thoại hóm hỉnh được thể hiện bằng lối diễn xuất duyên dáng, độc đáo của các nghệ sĩ. Xen kẽ giữa các tiểu phẩm, khán giả được thưởng thức những tác phẩm âm nhạc trữ tình, sâu lắng và trẻ trung phù hợp với không khí mùa Xuân.

Mùng 8 Tết âm lịch (tức 17/2), Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt khán giả vở hài kịch “Ả cave nhà hàng Maxim” của tác giả Georges Faydeau đã từng dàn dựng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới và cả trên sân khấu kịch Thủ đô. Vở diễn được coi là một trong những tác phẩm đáng xem đối với những người yêu sân khấu kịch Việt Nam. Bên cạnh đó là hàng loạt các vở chính kịch, hài kịch như “Nguồn sáng trong đời”, “Nghêu Sò Ốc Hến”, “Quan thanh tra”... là những tác phẩm nghệ thuật mang nhiều tâm huyết sáng tạo của các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam sẽ lần lượt diễn kéo dài  suốt trong tháng 2 và tháng 3/2024.

Với nhiều chương trình, vở diễn, công chúng yêu nghệ thuật sân khấu sẽ có thêm những lựa chọn phù hợp cho nhu cầu giải trí nghệ thuật trong dịp năm mới Giáp Thìn 2024.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ