Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khu di tích lịch sử đền Hùng:

Sẵn sàng đón triệu người con hành hương về miền đất Tổ

Kinhtedothi - Theo Giám đốc Khu di tích lịch sử đền Hùng Lê Trường Giang, công tác chuẩn bị Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022 đã cơ bản hoàn tất.

Hoàn tất công tác cải tạo, sửa chữa

Để chuẩn bị đón đồng bào cả nước, Khu di tích lịch sử đền Hùng đã hoàn tất công tác sửa chữa, cải tạo, bổ sung các phương án an toàn, phòng chống dịch bệnh, phòng cháy chữa cháy… Hệ thống điện nước, nhà vệ sinh đều được sửa chữa nâng cấp, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) năm 2022 sẽ trùng vào ngày 10/4 dương lịch. Ảnh: Ngọc Tú.

Lãnh đạo Khu di tích lịch sử đền Hùng cho biết, gần đây lượng du khách tới đền Hùng đã tăng trở lại, đặc biệt là dịp cuối tuần. Dự báo lượng khách sẽ tăng cao hơn trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, vì vậy, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử đền Hùng đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để xây dựng phương án chuẩn bị đón khách, kể cả khi lượng khách tăng cao đột biến. Đơn vị cũng thắt chặt quản lý các hàng quán, chất lượng dịch vụ và niêm yết giá cả ổn định để phục vụ Nhân dân về dự lễ hội.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử đền Hùng khẳng định sẽ không có người ăn xin, bán hàng rong trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. Ban quản lý đã thành lập các đội tự quản để cung cấp dịch vụ gánh lễ giúp du khách, tránh tình trạng lộn xộn, tranh giành.

Về giảm tải, hạn chế ùn tắc tại đền Hùng, năm nay Ban Tổ chức bổ sung nhiều hoạt động cùng các khu vực trải nghiệm để người dân và du khách có thêm lựa chọn, lập kế hoạch dâng hương, tham quan và nghỉ ngơi hợp lý hơn. “Trong trường hợp lượng khách quá đông, chúng tôi vận động bà con dành thời gian tham quan triển lãm, xem múa rối nước, trải nghiệm trò chơi dân gian trong khuôn viên đền Hùng để giảm tải cho khu vực dâng hương. Khu di tích lịch sử đền Hùng cũng bố trí thêm các dịch vụ cắm trại, dã ngoại, vui chơi giải trí cho trẻ em để phục vụ du khách” - Giám đốc Khu di tích lịch sử đền Hùng Lê Trường Giang cho biết.

Ban Quản lý Khu di tích lịch sử đền Hùng cũng khuyến cáo người dân tránh khung giờ 7 giờ – 9 giờ sáng ngày 10/3 âm lịch, vì đây là thời điểm lãnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện nghi lễ dâng hương. Nếu đến đền Hùng vào thời điểm này, người dân có thể dâng hương tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ hoặc tham gia những hoạt động, trải nghiệm khác.

Nhiều hoạt động hấp dẫn

Theo Giám đốc Khu di tích lịch sử đền Hùng Lê Trường Giang, đến nay công tác chuẩn bị Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022 đã cơ bản hoàn tất, bao gồm các hoạt động phần lễ và phần hội.

Phần lễ sẽ có Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 6/3 âm lịch; Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng ngày 10/3 âm lịch và Lễ dâng hoa tại bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong”; lễ dâng hương của các huyện, thành, thị trong tỉnh Phú Thọ tại đền Hùng; lễ rước kiệu về đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven khu di tích.

Phần hội gồm 12 nội dung với nhiều hoạt động truyền thống như hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ; biểu diễn đánh trống đồng, đâm đuống; lễ hội truyền thống đình Hùng Lô; giải bơi chải trên hồ công viên Văn Lang; chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa tầm cao phục vụ lễ hội đền Hùng vào tối 9/3 âm lịch.

Điểm nhấn trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 là các hoạt động kỷ niệm 10 năm “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Khu di tích lịch sử đền Hùng thực hiện trưng bày chuyên đề “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Hội tụ và lan tỏa”. Ngoài ra Sở VHTT&DL Phú Thọ tổ chức chương trình nghệ thuật phục vụ lễ hội đền Hùng và kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”.

Cũng trong dịp này, các nội dung hoạt động quảng bá, tuyên truyền về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được đẩy mạnh và đậm nét. Tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, ngoài các lễ hội, chúng tôi tổ chức cuộc trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng Hùng Vương. Trong đó có trưng bày, giới thiệu với khách tham quan những hình ảnh, hiện vật thể hiện sự lan tỏa, minh chứng cho sức sống của tín ngưỡng này. Trong ngày 10/3 âm lịch, tỉnh Phú Thọ cũng vận động người dân thực hiện mâm cúng gia tiên, nhớ về cội nguồn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ