Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sẽ mở thêm 116 bến thủy nội địa ở TP Hồ Chí Minh?

Kinhtedothi - Trong giai đoạn 2020-2030, TP Hồ Chí Minh dự kiến sẽ mở thêm 116 bến thủy nội địa, nâng tổng số bến thủy trên địa bàn TP lên 411.

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, toàn TP có 295 bến - gồm 32 bến hàng hóa, 70 bến hành khách, 2 bến hàng hóa - hành khách, 110 bến kinh doanh vật liệu xây dựng, 8 bến khách ngang sông; còn lại là bến neo đậu, bến huấn luyện. Ngoài ra, TP còn 57 bến thùy nội địa không phép hoạt động nhiều năm, chủ yếu là bến vật liệu xây dựng.
Sở Giao thông Vận tải TP đánh giá, với lợi thế 1.000 km đường sông, tiềm năng phát triển giao thông thủy tại TP rất lớn. Tuy nhiên, hiện chưa có quy hoạch cụ thể vị trí bến thủy nội địa mà chỉ quy hoạch cảng thủy nội địa và đã hết hiệu lực từ năm 2020.
Sắp tới, TP Hồ Chí Minh sẽ đầu tư xây dựng thêm 116 bến thủy nội địa trên địa bàn TP
Để phát triển hệ thống giao thông thủy, chia sẻ giao thông bộ, cải tạo cảnh quan mội trường, nâng cao chất lượng sống người dân…, trước đó, Sở Giao thông Vận tải TP đã chủ động tham mưu UBND TP ủy quyền cho giám đốc sở chấp thuận chủ trương và cấp phép hoạt động đối với bến thủy nội địa chưa có trong quy hoạch theo quy định, chủ động xây dựng bộ tiêu chí hoạt động bến thủy nội địa làm cơ sở cấp phép và quản lý.
Sở Giao thông Vận tải TP được giao đầu tư xây dựng 11 bến thủy nội địa, trong đó có 6 bến phục vụ tuyến buýt đường thủy số 1 tại 3 quận  Bình Thạnh, Thủ Đức và quận 2; 5 bến phục vụ tuyến buýt số 2 tại 3 quận 6,5,8.
Liên quan đến những báo cáo của Sở Giao thông Vận tải TP, mới đây, UBND TP đã giao TP Thủ Đức và các quận, huyện cập nhật 411 vị trí định hướng đầu tư xây dựng bến thủy nội địa giai đoạn 2020-2030 vào các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý của TP Thủ Đức và các quận, huyện. Ngoài ra, báo cáo Sở Giao thông Vận tải TP làm cơ sở cấp phép, quản lý hoạt động bến thủy nội địa trên địa bàn TP.
Trước đó, cuối tháng 9/2020, UBND TP cũng đã chấp thuận chủ trương cho Sở Giao thông vận tải TP để đầu tư xây dựng 11 bến thủy nội địa. Trong đó, có 6 bến phục vụ tuyến buýt đường thủy số 1 gồm: Bình An, Thảo Điền (quận 2), Tầm Vu, Thanh Đa (quận Bình Thạnh), Hiệp Bình Chánh, Linh Đông (quận Thủ Đức); 5 bến phục vụ tuyến buýt đường thủy số 2 gồm: cầu Chữ Y (quận 5), Bình Tây, Lò Gốm (quận 6), Bình Đông, chùa Long Hoa (quận 8).
Đồng thời,  Sở Giao thông vận tải TP cũng sẽ tiếp tục thống nhất vị trí, diện tích, pháp lý đối với 7 bến còn lại; trong đó có 2 bến phục vụ tuyến buýt đường thủy số 1 gồm: Sài Gòn Pearl (quận Bình Thạnh), Bến Trung tâm Bình Triệu (quận Thủ Đức); 5 bến phục vụ tuyến buýt đường thủy số 2 gồm: Nguyễn Thái Bình, Calmetter (quận 1), chợ Hòa Bình, Nguyễn Tri Phương (quận 5), Khánh Hội (quận 4).
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ