Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Serbia phản hồi thông tin chuyển giao vũ khí cho Ukraine

Kinhtedothi - Bộ Quốc phòng Serbia khẳng định không cấp bất cứ giấy phép cung cấp vũ khí nào cho Nga hay Ukraine kể từ khi xung đột giữa 2 nước bùng phát.

Serbia chính thức bác bỏ thông tin cho rằng nước này đã cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Ngoại trưởng Serbia Ivica Dacic. Ảnh: RT

Theo đài RT, Ngoại trưởng Serbia Ivica Dacic ngày 3/3 tuyên bố Belgrade không cung cấp vật tư chiến tranh cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột Ukraine hoặc giao hàng đến bất kỳ điểm đến “gây tranh cãi” nào.

Ngoại trưởng Dacic nêu rõ: “Serbia không xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự cho các quốc gia mà chúng tôi tin rằng làm như vậy có thể gây ra tranh chấp và leo thang căng thẳng. Tôi bác bỏ hoàn toàn các thông tin về vấn đề này mà một số phương tiện truyền thông đã đưa”.

Bộ Quốc phòng Serbia cũng đưa ra tuyên bố tương tự, khẳng định kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, không một tên lửa, mìn hay đạn pháo nào của chúng tôi được đề cập trong một thỏa thuận hoặc được chuyển giao mà một trong các bên của cuộc xung đột là người sử dụng cuối cùng.

Giới chức Serbia lên tiếng sau khi một số phương tiện truyền thông đưa tin khoảng 3.500 tên lửa được sản xuất tại nhà máy Krusik ở Valjevo, phía Tây Serbia đã đến tay quân đội Ukraine.

Theo các bài báo, nhà máy sản xuất vũ khí Krusik của Serbia đã bán tên lửa cho một khách hàng Thổ Nhĩ Kỳ, người này sau đó gửi chúng đến Ukraine thông qua Slovakia. Đạn 122 mm được sử dụng với hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M-21 Grad, phục vụ cho cả lực lượng Nga và Ukraine.

Phản hồi thông tin trên, lãnh đạo nhà máy Krusik khẳng định hợp đồng của họ quy định khách hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ không thể tái xuất tên lửa mà không được phép. Bên cạnh đó, các tài liệu được cho là bán lại cho một công ty Canada để giao cho Slovakia đã bị làm giả.

Nhà sản xuất này cũng khẳng định họ chưa ký hợp đồng giao hàng với công ty của Thổ Nhĩ Kỳ như được đề cập trong các bài báo.

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ