Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sinh mổ - nhiều rủi ro về sức khỏe

Kinhtedothi - Tâm lý chọn giờ đẹp, "ngày lành tháng tốt" của gia đình sản phụ, chỉ định có phần lạm dụng của các bác sĩ sản khoa đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mổ lấy thai hiện nay ở Việt Nam. Điều này không những ảnh hưởng đến kinh tế gia đình mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cả mẹ và con.

Khám thai để biết thông tin về sức khỏe, cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng. Ảnh: Kim Hương
Đẻ thường được vẫn mổ

Chị Lê Thị N. (Sơn Tây- Hà Nội) sức khỏe hoàn toàn bình thường, có khả năng chuyển dạ và sinh thường nhưng chị vẫn muốn đẻ mổ. "Tôi nghĩ là mổ đẻ sẽ an toàn hơn cho cả 2 mẹ con nên tôi yêu cầu bác sĩ cho đẻ mổ. Thực ra, tôi sợ đau đớn khi vượt cạn, sợ tổn thương vùng nhạy cảm, tổn thương đáy chậu" - chị N. thật thà chia sẻ. Mặc gia đình khuyên ngăn, chị N. vẫn quyết không sinh thường.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, sinh mổ là biện pháp rất cần thiết khi biến chứng xuất hiện trong quá trình sinh con như chảy máu, suy thai, vị trí thai nhi bất thường. Nhưng giống như bất kỳ ca phẫu thuật nào, sinh mổ cũng đi kèm với những rủi ro. Quá trình phục hồi của người mẹ sau khi sinh mổ cũng lâu hơn nhiều so với sinh tự nhiên. Một số nghiên cứu cho thấy, sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ tử vong của người mẹ so với đẻ thường từ 1,6 - 7 lần. Bên cạnh đó, sau mỗi lần sinh mổ, phụ nữ có nguy cơ gặp phải các vấn đề như mang thai ngoài tử cung và thai chết lưu. Sinh mổ là một dạng đại phẫu, đi kèm với những rủi ro nên phải cân nhắc cẩn thận và chỉ nên được sử dụng khi cần thiết.

Theo tìm hiểu của phóng viên, không ít gia đình chủ động lựa chọn cách sinh mổ và đặt lịch từ trước với bác sĩ hoặc bệnh viện. "Vì đẻ mổ, đặt lịch trước nên chúng tôi chọn hình thức đẻ dịch vụ, giá cả tuy hơi cao nhưng được theo ý mình"- anh Huấn (Cầu Giấy- Hà Nội)- chồng của sản phụ vừa sinh tại một bệnh viện (BV) tư cho hay.

Theo bác sĩ Trần Trung Đạo - BV Phụ sản Hà Nội, ngày càng nhiều sản phụ yêu cầu sinh mổ (dù không có chỉ định y khoa). Có lẽ họ chưa nắm rõ cũng như chưa được tư vấn đầy đủ về các lợi ích và nguy cơ của sinh mổ với sinh thường. Quá trình sinh ngả đường dưới là hiện tượng sinh lý tự nhiên của phụ nữ mang thai khi chuyển dạ, vì vậy không có lý do gì không thuận theo tự nhiên. Sinh mổ được chỉ định một khi sản phụ không thể sinh tự nhiên hoặc có vấn đề đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi mà phải chấm dứt thai kỳ sớm.

Ngoài vấn đề sức khỏe, chi phí cho việc mổ đẻ với đẻ thường cũng khác nhau hoàn toàn. Nếu đẻ thường chỉ mất mấy trăm nghìn thì chi phí một cuộc mổ đẻ gấp cả chục lần. Đây là một trong những nguyên nhân đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ đẻ mổ ở Việt Nam. "Xét về mặt kinh tế, một số BV tự chủ tài chính, họ sẽ chọn phương pháp mổ lấy thai để tăng nguồn thu. Ở một số nước, chi phí sinh thường và sinh mổ bằng nhau, nên không có chuyện lạm dụng đẻ mổ vì lý do kinh tế” - Giám đốc BV Phụ sản T.Ư Trần Danh Cường cho biết.

Công tác tư vấn của ngành sản khoa chưa thống nhất

Theo nghiên cứu của các bác sĩ BV Phụ sản T.Ư, tình trạng đẻ mổ đang có xu hướng gia tăng và đã có nhiều biến chứng xảy ra. Vì vậy, ngành sản khoa khuyến cáo các bác sĩ tuyệt đối không lạm dụng mổ lấy thai, nhất là đối với các sản phụ sinh con lần đầu.

Trong cuộc khảo sát mới đây ở 122 BV công và tư nhân, chọn ngẫu nhiên tại các nước Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nepal, Philipines, Srilanca, Thái Lan và Việt Nam thì đứng đầu tỷ lệ mổ lấy thai là Trung Quốc với tỷ lệ 46%, tiếp đến là Việt Nam 36%.

Giám đốc BV Phụ sản T.Ư Trần Danh Cường cho hay, hiện nay Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ mổ lấy thai, nhưng ông cho biết, tỷ lệ này tùy theo từng BV. Tính trung bình tại TP Hồ Chí Minh khoảng 30%, ở BV Phụ sản T.Ư khoảng 50% nhưng có những BV con số này lên đến 60%. Phân tích vấn đề này, ông Cường cho biết, nếu ở Pháp thời gian sổ thai được tính cả tiếng đồng hồ nhưng tại Việt Nam thì quy định chỉ có 30 phút, nếu quá 30 phút không sổ thì bắt buộc phải mổ bắt con.

Trong số nhiều nguyên nhân, có những gia đình bố mẹ có tiền sử thai kỳ khó khăn nên họ chủ động chọn lựa việc mổ lấy thai vì nghĩ sẽ an toàn hơn cho em bé. “Gia đình không nắm được chuyên môn, họ chọn lựa phương pháp sinh nào chủ yếu là do tư vấn của bác sĩ sản khoa” - PGS Cường thẳng thắn nhận định. Theo ông Cường, nguyên nhân gia tăng tỷ lệ mổ lấy thai là do công tác tư vấn của ngành sản khoa chưa thống nhất khiến nhiều người vẫn hiểu mổ đẻ an toàn hơn cho cả mẹ và con. Nhưng thực tế, đẻ mổ có nhiều biến chứng hơn đẻ thường.

Khi đẻ mổ, sản phụ có một vết mổ cũ trên tử cung sẽ có nguy cơ bị tai biến trong lúc mang thai và chuyển dạ nhiều hơn trường hợp đẻ thường. Người nào mổ đẻ lần đầu, trong lần đẻ tiếp theo, thường họ cũng sẽ phải mổ lấy thai. Các bác sĩ khuyên người mẹ đã có hai lần mổ bắt con không được mang thai nữa vì nguy cơ vỡ tử cung trong lần mang thai sau rất cao.
Mổ đẻ có những tác dụng phụ như mất máu nhiều hơn sinh thường, tăng nguy cơ băng huyết sau sinh. Tử cung có sẹo mổ sẽ ảnh hưởng đến lần mang thai sau. Bất cứ một cuộc mổ nào vào trong ổ bụng cũng có nguy cơ dính các cấu trúc trong ổ bụng, xuất huyết nội, nhiễm trùng vết mổ. Hơn nữa, trẻ sinh mổ không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi ở mẹ, nên chậm phát triển hệ miễn dịch, chậm hình thành các vi khuẩn đường ruột có ích. Ngoài ra, trẻ sinh mổ sẽ chậm hấp thu dịch phổi hơn so với trẻ sinh thường, dễ mắc các bệnh hô hấp hơn. Tiết sữa ở sản phụ sinh mổ sẽ chậm và ít hơn so với sản phụ sinh thường.

Bác sĩ Trần Trung Đạo - BV Phụ sản Hà Nội
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
549.997 lượt người bệnh khám, cấp cứu trong 9 ngày nghỉ Tết

549.997 lượt người bệnh khám, cấp cứu trong 9 ngày nghỉ Tết

02/02/2025 | 23:50

Kinhtedothi - Bộ Y tế cho hay, trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, (từ ngày 25/1-2/2), các bệnh viện đã khám, cấp cứu cho 549.997 lượt người bệnh; có 194.985 người bệnh nhập viện, điều trị nội trú; thực hiện 18.929 ca phẫu thuật (trong đó có 3.301 ca phẫu thuật cấp cứu do tai nạn).

“Cho đi là còn mãi”

“Cho đi là còn mãi”

30/01/2025 | 05:11

Kinhtedothi - Ở bất kỳ thời đoạn nào, câu chuyện của những người hiến tạng luôn khiến người nghe nghẹn ngào, cảm phục. Nghĩa cử cao cả ấy luôn chạm đến trái tim của mọi người, khiến người ta thêm thấu hiểu, cuộc sống cho dù khắc nghiệt đến mấy, thì cũng có những con người sẵn sàng vì người khác mà hy sinh…

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ