Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sổ đỏ đồng sở hữu 

Câu hỏi  

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) nếu phải bao gồm tên của tất cả các đồng thừa kế quá nhiều (trên dưới 10 người) thì hình thức trình bày như thế nào? Tất cả tên mọi người cùng được trình bày ở trang 1 hay trang 2 phải không? Nếu mọi người muốn cử một người đại diện để giao dịch mua bán... với bên ngoài, thì đó chỉ là thỏa thuận với nhau chứ không nhất thiết phải là người đứng đầu danh sách phải không? Xin cảm ơn luật sư

Trả lời

Căn cứ theo Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì sổ đỏ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất

Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp sổ đỏ như sau: “Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 1 sổ đỏ; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một sổ đỏ và trao cho người đại diện” 

Căn cứ theo quy định trên, trường hợp đất, nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất có nhiều người cùng sở hữu thì trên sổ đỏ phải đưa tên đầy đủ của những người cùng sở hữu đó, và sẽ được cấp cho mỗi người một sổ đỏ. Trường hợp có văn bản thoả thuận cấp chung một sổ đỏ và trao cho một người đại diện trong số những người đồng sở hữu thì vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, cách trình bày sẽ được pháp luật quy định, cụ thể như sau: 

Căn cứ theo Khoản 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của sổ đỏ như sau:

“3. Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này thì sổ đỏ được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.

Trên mỗi sổ đỏ ghi thông tin đầy đủ về người được cấp sổ theo quy định tại Khoản 1 Điều này; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)

Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thoả thuận bằng văn bản cấp một sổ đỏ cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì sổ đỏ được cấp cho người đại diện đó. Trên sổ đỏ ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:…(ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.

- Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 mà không hết thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của sổ đỏ này”. Đồng thời tại điểm Ghi chú của sổ đỏ được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)”.

4. Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà những người được hưởng thừa kế có văn bản thoả thuận chưa phân chia thừa kế và đề nghị cấp một sổ đỏ cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế thì cấp một sổ đỏ cho người đại diện đó. Văn bản thoả thuận phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trên sổ đỏ ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện của những người được thừa kế gồn:…(ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.

=> Như vậy, pháp luật không quy định về số lượng người đứng tên trên sổ đỏ, chỉ cần là người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở sẽ được ghi tên. Đồng thời cách ghi tên trên sổ đỏ cũng có sự khác nhau giữa các đối tượng:

Thứ nhất, trường hợp không có văn bản thoả thuận cử người đại diện đứng tên thì những người đồng thừa kế được cấp mỗi người một sổ và trong sổ có ghi thêm “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)

Thứ hai, trường hợp có văn bản thoả thuận cử người đại diện đứng tên trên sổ đỏ, tuy nhiên văn bản thoả thuận phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trong sổ đỏ ghi thông tin đầy đủ của người đại diện và ghi: “Là người đại diện của những người được thừa kế gồn:…(ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.

Tất cả tên của những người đồng sử dụng, đồng sở hữu đều ghi ở trang 1, trường hợp danh sách quá dài thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của sổ đỏ này”, đồng thời tại điểm Ghi chú của sổ đỏ được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)”.

Việc mua bán đất, nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất mà nhiều người đồng sở hữu thì được pháp luật quy định như sau:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:

“2. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ có cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.

Như vậy, việc chuyển nhượng, sang tên sổ đỏ đối với đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất có nhiều người đồng sử dụng, đồng sở hữu có thể chuyển nhượng/sang tên cho người khác được, tuy nhiên phải có sự đồng ý của tất cả những người chung quyền sử dụng, quyền sở hữu đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Nếu các đồng sở hữu có thoả thuận uỷ quyền cho 1 thành viên ký hợp đồng thì phải có hợp đồng uỷ quyền công chứng.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An

Câu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: bandoc@ktdt.com.vn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

14/12/2024 | 11:26

Kinhtedothi - Khu đất của bà Phạm Khánh Tâm bị người khác xâm phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép, đã được chính quyền thực hiện cưỡng chế, bàn giao lại đất. Tuy nhiên, khi xây dựng hàng rào bảo vệ khu đất hợp pháp của mình, bà Tâm lại bị đối tượng lấn chiếm đất ngăn cản.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ