Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sôi động mua, bán nợ xấu

Kinhtedothi - Ngày 21/8, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) công bố thu giữ tòa nhà để xử lý khoản nợ 7.000 tỷ đồng của Công ty CP Sài Gòn One Tower (trước đây là Công ty CP Địa Ốc Sài Gòn M&C) trong khuôn viên dự án (DA) Saigon One Tower.

Đây là tài sản đảm bảo đầu tiên bị VAMC thu giữ với mục đích xử lý, thu hồi nợ theo đúng quy định, được coi là một động thái tích cực của VAMC trong việc áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Ráo riết thu giữ tài sản để siết nợ

Chủ tịch HĐTV VAMC Nguyễn Tiến Đông cho biết, VAMC đang thành lập hội đồng thẩm định giá, xác định giá khởi điểm để tiến hành bán đấu giá công khai DA này trong thời gian tới. “Thành công của công tác thu giữ tài sản bảo đảm này của VAMC ngay sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. Qua đó góp phần triển khai có hiệu quả Nghị quyết để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; đồng thời tác động tới ý thức trả nợ của các khách hàng nói chung và khách hàng đang có nợ xấu tại VAMC và TCTD nói riêng” - ông Đông nhấn mạnh.
 Tòa nhà One Tower bị thu giữ để xử lý khoản nợ xấu. Ảnh: Lê Quân

Trong vòng một tháng qua, tín hiệu mua bán nợ của thị trường đã bắt đầu khởi sắc. Không riêng VAMC, nhiều TCTD khác cũng đang có những khoản nợ xấu khó đòi như Vietcombank, SCB, Sacombank, ACB cho hay sẽ thông qua VAMC để xử lý một số món nợ

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính gộp tổng nợ xấu nội bảng và nợ xấu mà VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được đã trên 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ và nếu tính cả nợ có nguy cơ cao trở thành nợ xấu thì tỷ lệ là khoảng 10,08% trên tổng dư nợ cho vay. Mục tiêu đến năm 2020 giảm tỷ lệ nợ xấu bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới mức 3% so với tổng dư nợ cho vay.

lâu năm mà chưa xử lý được.

Như Ngân hàng Quốc Dân (NCB) ngày 14/9 tiến hành bán đấu giá tài sản thế chấp là lô đất 2.100m2 tại khu phố Hòa Lân 1, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương với giá khởi điểm hơn 11,6 tỷ đồng. Techcombank cũng thông báo thu giữ tài sản đảm bảo của 11 khách hàng là các tổ chức và cá nhân do vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký, thời gian thu giữ trong tháng 9. Trước đó, ngày 6/9, Techcombank cũng thông báo thu giữ tài sản của 6 cá nhân và tổ chức khác. Tính chung kể từ cuối tháng 8 đến nay, Techcombank đã thông báo thu giữ 32 tài sản đảm bảo là bất động sản và xe của cá nhân và tổ chức.

“Từ khi Nghị quyết chính thức có hiệu lực đến nay, nhiều khách hàng của Vietcombank có nợ xấu đã tới Ngân hàng để bàn giải pháp phối hợp xử lý thay vì chây ỳ như trước” - Phó Tổng Giám đốc Vietcombank Phạm Mạnh Thắng cho biết.

Khơi thông nợ xấu, thị trường bất động sản

Nghị quyết 42 xử lý nợ xấu có 3 điểm mới: TCTD được quyền thu giữ tài sản đảm bảo, rút ngắn thời gian tại tòa; cho phép bán nợ xấu theo giá thị trường. Do vậy, sắp tới, các ngân hàng sẽ cố gắng vận dụng các quy định này để đẩy nhanh thu hồi nợ xấu. Khi thu hồi được nợ thì dòng vốn sẽ quay về ngân hàng, và họ sẽ có thanh khoản để đẩy nhanh việc cho vay với khách hàng, lợi nhuận tài chính tăng lên cũng là điều kiện để giảm lãi suất. Bên cạnh đó, việc thu hồi tài sản đảm bảo còn tạo ra nguồn cung mới, khơi thông cho thị trường bất động sản ở những dự án "trùm mền" lâu năm.

Như DA Saigon One Tower, với vị thế đắc địa bậc nhất trung tâm quận 1, TP Hồ Chí Minh nhưng sau 10 năm triển khai, DA vẫn chưa hoàn thành với lý do thiếu vốn. Theo những thông tin tiết lộ tại thời điểm đó, do sử dụng chủ yếu vốn vay nên dù ngừng thi công, DA này vẫn phải nợ ngân hàng với chi phí lãi ước tính trên 1 tỷ đồng/ngày. Theo Nghị quyết xử lý nợ xấu thì phía chủ đầu tư mới phải bảo đảm các quyền lợi của nhà đầu tư thứ cấp tại DA.

“Các DN bất động sản trước đây đã sử dụng nợ vay quá mức, nên khi tín dụng siết chặt dẫn đến tình trạng ngưng trệ, thiếu vốn, DA đình đốn. Sau khi thu giữ và được đưa ra đấu giá không chỉ giúp thu được tiền để xử lý khoản nợ xấu mà còn tạo cơ hội để DA được hồi sinh, tốt cho thị trường, cho khách hàng thông qua việc các nhà đầu tư khác sẽ có thể tiếp tục hoàn thiện DA trong tương lai”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ