Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sôi động thị trường hàng Tết

Kinhtedothi-Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Giáp Thìn, sức mua đã tăng trở lại nhưng điều đáng ngạc nhiên, trong khi siêu thị đông khách mua sắm thì tại chợ truyền thống lại vắng người mua.

Người dân đổ xô vào siêu thị mua sắm

Ghi nhận của phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị tại hệ thống bán lẻ trên địa bàn TP Hà Nội như Big C, Co.op Mart, Winmar cho thấy, những ngày này, các siêu thị đã thu hút một lượng lớn người tiêu dùng mua sắm hàng Tết. Chị Nguyễn Hương Giang, ở 288 Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Chỉ còn ít ngày nữa là Tết Nguyên đán, trong khi gia đình đều đi làm tới ngày 29 âm lịch mới nghỉ nên những ngày này tôi tranh thủ mua sắm trước”.

Thông tin về sức mua của người tiêu dùng những ngày cần kề Tết Giáp Thìn, Giám đốc siêu thị Co.op Mart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, từ sau ngày Tết ông Công, ông Táo đến nay, hệ thống siêu thị Co.op Mart đã đón một lượng khách tăng 30 - 40% so với 2 tuần trước. Mặt hàng người tiêu dùng tìm mua nhiều nhất là các loại bánh kẹo, bột ngũ cốc, mì, miến, gia vị, nước chấm, rượu vang, giỏ quà Tết để biếu tặng. "Nhiều sản phẩm của siêu thị đã hết hàng, nhất là bánh kẹo bán theo cân với giá dao động từ 60.000 - 200.000 đồng/kg nên nhân viên phải liên tục bổ sung hàng để phục vụ khách" - bà Dung cho biết.

Trong khi đó, Giám đốc vận hành hệ thống siêu thị Winmart miền Bắc Khúc Tiến Hà chia sẻ, những ngày này, lượng khách đổ về hệ thống siêu thị Winmart mua hàng tăng 40 - 50% so với ngày thường. Vì vậy, siêu thị đã lên phương án dự trữ hàng hóa để phục vụ tốt nhất. “Hiện, Winmart tập trung đảm bảo nguồn cung cho những mặt hàng thiết yếu như rau - củ - quả, thịt, cá, hàng thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống...” - ông Hà nói.

Thực tế cho thấy, do lượng người mua sắm ngày càng đông nên các siêu thị luôn phải thông báo, nhắc nhở người dân xếp hàng, đề phòng kẻ gian. Khu vực quầy thanh toán luôn đông đúc, mọi người phải xếp hàng chờ đợi 10 - 15 phút mới tới lượt thanh toán.

Trái ngược với cảnh đông đúc khách mua hàng tại siêu thị, tại hệ thống chợ truyền thống lại lâm vào cảnh ế ẩm so với các năm trước. Bà Mai Anh - tiểu thương kinh doanh thực phẩm khô tại chợ Kim Liên than thở, hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết như măng khô, miến, nấm, bóng bì… đều dồi dào, giá cả ổn định, không tăng giá nhưng lượng khách mua không nhiều, kém xa so với mấy năm trước.

Nhìn nhận về sức mua hàng Tết năm 2024, chị Nguyễn Ngọc Yến - tiểu thương kinh doanh mặt hàng thực phẩm Tết tại chợ Hôm (Hai Bà Trưng) cho biết: “Đến nay cửa hàng vẫn chưa có đơn hàng lớn. Ví dụ như mọi năm có đơn mấy chục cân bắp bò, mứt dừa, trị giá trên 100 triệu đồng, nhưng năm nay khách chỉ hỏi giá là chủ yếu hoặc đặt mua số lượng nhỏ lẻ.

Mở cửa bán hàng xuyên Tết

Theo Sở Công Thương Hà Nội, để đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, đến nay, đã có trên 1.300 điểm bán hàng của các đơn vị bán lẻ đăng ký mở cửa bán hàng từ ngày mùng 1 - 5 Tết. Cụ thể, đối với hệ thống siêu thị GO!, Big C trên toàn quốc, thời gian này sẽ mở cửa từ 7 - 23 giờ hằng ngày. Hệ thống sẽ phục vụ nhu cầu mua sắm Tết tới 12 giờ ngày 30 Tết và chỉ nghỉ ngày mùng 1 Tết. Từ mùng 2, hệ thống hoạt động bình thường, mở cửa từ 8 - 22 giờ.

Để phục vụ mùa mua sắm cao điểm, từ ngày 2/2 (23 tháng Chạp) đến ngày 8/2 (29 Tết Âm lịch) siêu thị AEON sẽ mở cửa sớm từ 7 giờ sáng, đóng cửa muộn vào 23 giờ đối với khu vực siêu thị tầng 1 và phục vụ xuyên Tết. Hệ thống siêu thị WinCommerce (gồm WinMart và WinMart+) sẽ mở cửa đến 12 giờ ngày 30 Tết và mở lại vào mùng 4 Tết. Từ nay đến ngày 29 Tết, hệ thống này tăng giờ phục vụ lên 23 giờ. Trong dịp này, WinCommerce cũng tăng cường kênh bán hàng online và hỗ trợ nhiều chính sách giao hàng.
Hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.op Food mở cửa đến 12 giờ ngày 30 Tết và chỉ nghỉ Tết ngày 10/1 (tức ngày mùng 1 Tết) và mở cửa trở lại từ ngày mùng 2 Tết. Từ mùng 2 - 5 Tết, siêu thị mở cửa từ 8 - 12 giờ. Từ ngày mùng 6 Tết, siêu thị trở lại hoạt động bình thường, giờ mở cửa của siêu thị là từ 7 - 22 giờ hằng ngày.

“Việc các siêu thị chỉ nghỉ 1 ngày sau đó mở cửa kinh doanh trở lại là một trong những lý do khiến người tiêu dùng không mua hàng dự trữ trong kỳ nghỉ Tết. Điều này kéo theo sức mua lương thực, thực phẩm tại chợ truyền thống không tăng như mong muốn” - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu phân tích.

Hải Phòng: Sôi động thị trường hàng Tết phục vụ người dân

Hải Phòng: Sôi động thị trường hàng Tết phục vụ người dân

Quản lý thị trường Hà Nội tiêu hủy 600 kg hàng lậu, hàng giả

Quản lý thị trường Hà Nội tiêu hủy 600 kg hàng lậu, hàng giả

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gác lại lo toan, hòa mình vào phiên chợ quê ngày áp Tết

Gác lại lo toan, hòa mình vào phiên chợ quê ngày áp Tết

27/01/2025 | 09:52

Kinhtedothi - Tết Ất Tỵ 2025 đã cận kề. Khoảng thời gian này là lúc nhiều người gác lại công việc bộn bề, lo toan ngày thường, hòa mình vào phiên chợ quê, tận hưởng hương vị rất riêng của những phiên chợ Tết.

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ