Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Syria mất thành phố chiến lược vào tay quân nổi dậy, Nga lên tiếng

Kinhtedothi - Việc quân nổi dậy kiểm soát thành phố chiến lược Homs, một ngã tư quan trọng giữa thủ đô và Địa Trung Hải, sẽ cắt đứt Damascus khỏi thành trì ven biển của giáo phái thiểu số Alawite của ông Assad, cũng như căn cứ không quân và hải quân của Nga.

Các nguồn tin cho biết phiến quân Syria đã tiến vào vùng ngoại ô của thành phố quan trọng Homs hôm 7/12, trong khuôn khổ cuộc tiến công chớp nhoáng kéo dài một tuần qua. 

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Sputnik

RT dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định, việc sử dụng những kẻ khủng bố để đạt được các mục tiêu địa chính trị, như hiện đang xảy ra với nhóm Hayat Tahrir al-Sham ở Syria, là không thể chấp nhận được.

Cụ thể, nhóm phiến quân Hayat Tahrir-al-Sham (HTS), một nhánh của Jabhat al-Nusra, cùng với các đồng minh, đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng chính phủ Syria vào tuần trước, chiếm được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn, bao gồm một số khu vực của Aleppo và thành phố Hama. Quân đội Syria đã tái triển khai lực lượng đến các khu vực bị đe dọa, với sự hỗ trợ của máy bay chiến đấu Nga.

Giao tranh đã diễn ra dữ dội ở phía bắc của Homs, thành phố chiến lược quan trọng kể từ cuối ngày 6/12 với lực lượng chính phủ tăng cường và sử dụng các cuộc không kích dữ dội để tấn công phiến quân.

Phiến quân cũng đã kiểm soát gần như toàn bộ phía Tây Nam trong vòng 24 giờ và tiến đến cách Damascus 30 km khi lực lượng chính phủ rút lui về các vị trí phòng thủ hơn.

Kể từ khi quân nổi dậy tràn vào Aleppo một tuần trước, hàng phòng thủ của chính phủ đã sụp đổ với tốc độ chóng mặt khi quân nổi dậy chiếm giữ một loạt các thành phố lớn. 

Bên cạnh việc kiểm soát TP Aleppo ở phía bắc, Hama ở trung tâm và Deir al-Zor ở phía Đông, quân nổi dậy cho biết đã chiếm được các thành trì Quneitra, Deraa và Suweida ở khu vực phía Nam. 

Hai mối đe dọa song song đối với Homs có vị trí chiến lược quan trọng và thủ đô Damascus hiện đang gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với nhiều thập kỷ nắm quyền của Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria và ảnh hưởng liên tục của Iran, nước hậu thuẫn chính trong khu vực. 

Tốc độ của các sự kiện đã làm rúng động các thủ đô Ả Rập và làm dấy lên lo ngại về một làn sóng bất ổn mới trong khu vực.

Nội chiến Syria, nổ ra vào năm 2011 như một cuộc nổi dậy chống lại chính quyền ông Assad, đã lôi kéo các thế lực lớn bên ngoài, tạo không gian cho các chiến binh thánh chiến lên kế hoạch tấn công trên khắp thế giới và khiến hàng triệu người tị nạn đổ xô vào các quốc gia láng giềng.

Ông Assad từ lâu đã dựa vào các đồng minh để chế ngự quân nổi dậy, với các cuộc ném bom của máy bay chiến đấu Nga trong khi Iran cử lực lượng đồng minh bao gồm Hezbollah của Lebanon và dân quân Iraq để tăng cường quân đội Syria và tấn công các thành trì của quân nổi dậy.

Các Ngoại trưởng Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã họp vào hôm 7/12 và nhất trí về tầm quan trọng của toàn vẹn lãnh thổ của Syria và về việc khởi động lại một tiến trình chính trị. Tuy nhiên, hiện họ chưa đưa ra được bước đi cụ thể nào. 

Nga có căn cứ hải quân và căn cứ không quân ở Syria không chỉ quan trọng đối với việc hỗ trợ ông Assad mà còn đối với khả năng thể hiện ảnh hưởng ở Địa Trung Hải và Châu Phi.

Moscow đã hỗ trợ các lực lượng chính phủ bằng các cuộc không kích dữ dội nhưng không rõ liệu về khả năng tiếp tục dễ dàng đẩy mạnh chiến dịch này. 

Iran cho biết sẽ cân nhắc việc gửi lực lượng tới Syria, nhưng bất kỳ sự hỗ trợ bổ sung ngay lập tức nào cũng có thể phụ thuộc vào lực lượng Hezbollah và lực lượng dân quân Iraq.

Việc quân nổi dậy kiểm soát thành phố chiến lược Homs, một ngã tư quan trọng giữa thủ đô và Địa Trung Hải, sẽ cắt đứt Damascus khỏi thành trì ven biển của giáo phái thiểu số Alawite của ông Assad, cũng như căn cứ không quân và hải quân của Nga.

"Homs là chìa khóa. Ông Assad sẽ rất khó để đứng vững nhưng nếu Homs thất thủ, tuyến đường cao tốc chính từ Damascus đến Tartus và bờ biển sẽ bị đóng cửa, cắt đứt thủ đô khỏi Dãy núi Alawite", Jonathan Landis, một chuyên gia về Syria tại Đại học Oklahoma cho biết.

Ở phía nam, việc TP Deraa và Suweida thất thủ vào hôm 6/12, tiếp theo là Quneitra vào ngay ngày sau đó, có thể đe dọa khả năng một cuộc tấn công phối hợp vào thủ đô, nơi nắm giữ quyền lực của ông Assad.

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ